Xoá bỏ toàn diện thuế nông nghiệp
Thuế nông nghiệp là loại thuế mà Nhà nước áp dụng cho tất cả các đơn vị và cá nhân làm nghề sản xuất nông nghiệp, có thu nhập nông nghiệp, thường được gọi là “công lương”. Cùng với sự triển khai của cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, thuế nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ, năm 1999, thuế nông nghiệp chiếm 4% tổng thu ngân sách, năm 2003 thì giảm xuống còn 1%. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, Trung Quốc đã xóa bỏ toàn diện thuế nông nghiệp. Đây là sự biến đổi quan trọng có ý nghĩa vượt thời đại, đánh dấu loại thuế truyền thống đã được thực hiện hơn 2600 năm tại Trung Quốc chính thức rời khỏi sân chơi lịch sử.
Xóa bỏ thuế nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc: Một là thực sự giảm bớt gánh nặng cho nông dân, đây là ý nghĩa trực tiếp nhất của việc xóa bỏ thuế nông nghiệp. Điều này làm cho đông đảo nông dân được hưởng càng nhiều thành quả của cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa, được hưởng lợi ích thiết thực từ cải cách. Hai là ảnh hưởng đến cơ cấu thu ngân sách địa phương, chấm dứt hiện tượng không hợp lý trong thiết kế chế độ thuế, thể hiện nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế, có lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp. Ba là có lợi cho việc đẩy nhanh nhịp bước tài chính công bao phủ nông thôn, từng bước thực hiện việc cung cấp tài chính cho sự vận hành của chính quyền cấp cơ sở, giáo dục bắt buộc ở nông thôn, v.v. do nông dân cung cấp là chính chuyển sang Chính phủ đầu tư là chính, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ lại cho nông nghiệp, thành thị ủng hộ nông thôn, có lợi cho việc trù tính phát triển thành thị và nông thôn, đẩy nhanh giải quyết vấn đề “Tam nông”. Bốn là tăng cường mạnh mẽ sức mua của nông dân và cả xã hội, sẽ phát huy vai trò thúc đẩy quan trọng trong việc kích thích tiêu dùng và mở rộng nhu cầu trong nước. Tóm lại, xóa bỏ thuế nông nghiệp không những có lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Trung Quốc, cũng là yêu cầu của việc thực hiện công bằng chính nghĩa của xã hội.
全面取消农业税
农业税是国家对一切从事农业生产、有农业收入的单位和个人征收的一种税,俗称“公粮”。随着改革开放的展开,中国经济迅速发展,农业税所占税收比例越来越小,1999年农业税占全部财政收入4%,2003年则降至1%。2006年1月1日起,中国更是全面废除了农业税。这是具有划时代意义的重大变革,标志着中国实行了2600多年的传统税正式退出历史舞台。
取消农业税对于中国经济和社会发展具有重大意义:一是切实减轻农民负担,这是取消农业税的最直接意义。此举使广大农民更多分享改革开放和现代化建设成果,从改革中得到实实在在的利益。二是影响地方财政税收结构,终止税制设计的不合理现象,体现税收的公平原则,有利于提高农业的竞争力。三是有利于加快公共财政覆盖农村的步伐,逐步实现基层政府运转、农村义务教育等供给由农民提供为主转向由政府投入为主,推进工业反哺农业、城市支持农村,有利于统筹城乡发展,加快“三农”问题的解决。四是极大增强农民和整个社会的购买能力,对刺激消费和扩大内需将发挥重要的促进作用。总之,取消农业税不仅有利于中国经济的可持续发展,也是实现社会公平正义的要求。