Chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn

Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện đã đưa ra hàng loạt bố trí quyết sách quan trọng, không ngừng tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển và cứu trợ xã hội, người nghèo nông thôn đã giảm với mức lớn. Nhưng vẫn có một bộ phận người nghèo chưa giải quyết được vấn đề ấm no, đòi hỏi Chính phủ cung cấp sự cứu trợ cần thiết để bảo đảm mức sống tối thiểu, và giúp đỡ những người nghèo có khả năng lao động trong số họ tích cực thoát nghèo và làm giàu. Tháng 10 năm 2003, Hội nghị Trung ương 3 khoá XVI xem xét thông qua Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đề xuất tìm tòi xây dựng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn. Dựa vào bố trí của Trung ương, một vài khu vực đã tích cực tìm tòi, tính đến tháng 3 năm 2007, cả nước có 25 tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương), 2.133 huyện (thị xã, khu) đã sơ bộ xây dựng nên chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn, có 15,09 triệu nông dân được hưởng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn, cơ bản thực hiện chuyển “Năm bảo đảm” ở nông thôn (tức bảo đảm về cái ăn, cái mặc, chỗ ở, y tế, việc tang) từ tập thể nông dân giúp đỡ, cứu trợ lẫn nhau sang bảo đảm bằng ngân sách nhà nước là chính. Tháng 7 năm 2007, Quốc vụ viện ban hành Thông tư về việc xây dựng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn, yêu cầu đưa toàn bộ những người nghèo nông thôn phù hợp điều kiện vào phạm vi bảo đảm, giải quyết một cách ổn định, lâu dài và hiệu quả vấn đề ấm no cho người nghèo nông thôn trong cả nước. 

Sau Đại hội Đảng XVII, chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn được thiết lập trong phạm vi cả nước. Tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 19,822 triệu hộ nông dân, 43,055 triệu nông dân được hưởng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn, chuẩn mức sống tối thiểu trung bình là 82,3 NDT/người/tháng, cấp tổng cộng 22,87 tỷ NDT làm vốn bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn trong cả năm. 

Trên cơ sở đó, Quốc vụ viện quyết định bắt đầu từ năm 2009, triển khai thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn kiểu mới. Phàm là những cư dân nông thôn từ 16 tuổi trở lên (không bao gồm những học sinh sinh viên đang theo học tại trường), chưa tham gia bảo hiểm dưỡng lão cơ bản của công nhân viên chức thành thị thì có thể tự nguyện tham gia bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn kiểu mới tại nơi đăng ký hộ tịch. Những người già từ 60 tuổi trở lên, có hộ tịch tại nông thôn và chưa được hưởng bảo hiểm dưỡng lão cơ bản của công nhân viên chức thành thị thì có thể hưởng lương hưu hàng tháng. Năm 2009, cuộc thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn kiểu mới đã bao phủ 10% các huyện (thị xã, khu, kỳ) trong cả nước, sau đó từng bước được mở rộng và phổ biến trong cả nước, đến năm 2020 đã cơ bản bao phủ hoàn toàn những cư dân nông thôn đúng độ tuổi.  

Việc xây dựng chế độ bảo đảm mức sống tối thiểu ở nông thôn và chế độ bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn kiểu mới trong cả nước là giải pháp quan trọng để giải quyết vấn đề ấm no cho người nghèo nông thôn và đẩy nhanh xây dựng hệ thống bảo đảm an sinh xã hội bao phủ cư dân thành thị và nông thôn, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng như bảo đảm công bằng xã hội. 

农村最低生活保障制度

改革开放以来,中共中央、国务院作出了一系列重大决策部署,不断加大扶贫开发和社会救助工作力度,农村贫困人口大幅减少。但是,仍有部分贫困人口尚未解决温饱问题,需要政府给予必要的救助以保障其基本生活,并帮助其中有劳动能力的人积极劳动脱贫致富。2003年10月,中共十六届三中全会审议通过《中共中央关于完善社会主义市场经济体制若干问题的决定》,提出探索建立农村最低生活保障制度。部分地区根据中央部署进行了积极探索,至2007年3月,全国有25个省(自治区、直辖市)、2133个县(市、区)初步建立了农村最低生活保障制度,1509万农民享受了农村最低生活保障,基本实现了农村“五保”(即保吃、保穿、保住、保医、保葬)从农民集体互助共济向财政供养为主的转变。2007年7月,国务院发布《关于在全国建立农村最低生活保障制度的通知》,要求将符合条件的农村贫困人口全部纳入保障范围,稳定、持久、有效地解决全国农村贫困人口的温饱问题。

中共十七大召开后,农村最低生活保障制度在全国范围内建立起来。截至2008年年底,全国已有1982.2万户、4305.5万人得到了农村最低生活保障,平均低保标准每人每月82.3元,全年共发放农村最低生活保障资金228.7亿元。

在此基础上,国务院决定,从2009年起开展新型农村社会养老保险试点。凡年满16周岁(不含在校学生)、未参加城镇职工基本养老保险的农村居民,可以在户籍地自愿参加新农保。年满60周岁、未享受城镇职工基本养老保险待遇的农村有户籍的老年人,可以按月领取养老金。2009年,新型农村社会养老保险试点覆盖面为全国10%的县(市、区、旗),此后逐步扩大试点,在全国普遍实施,到2020年基本实现对农村适龄居民的全覆盖。

在全国建立农村最低生活保障制度和新型农村社会养老保险制度,是解决农村贫困人口温饱问题、加快建设覆盖城乡居民社会保障体系的重要举措,对于促进农村经济社会发展,逐步缩小城乡差距,维护社会公平具有重要意义。