Ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế 

Tháng 9 năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính do khủng hoảng nợ công của Mỹ gây nên đã bùng nổ toàn diện. Chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế lan tràn nhanh chóng và nền kinh tế thế giới giảm tốc độ tăng trưởng một cách rõ rệt, cùng với những mâu thuẫn và vấn đề ở cấp độ sâu sắc chưa được giải quyết trong sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc gặp phải khó khăn chưa từng có kể từ khi bắt đầu cải cách mở cửa. 

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc điều chỉnh kịp thời chính sách vĩ mô, điều chỉnh nhiệm vụ hàng đầu trong điều tiết vĩ mô từ “Hai đề phòng” hồi đầu năm (đề phòng sự tăng trưởng kinh tế từ khá nhanh chuyển sang quá nóng, đề phòng giá cả từ sự tăng lên mang tính cơ cấu diễn biến thành lạm phát rõ rệt) sang “Một duy trì, một khống chế”, tức duy trì sự tăng trưởng ổn định, khá nhanh của nền kinh tế, khống chế vật giá tăng quá nhanh. Tháng 11 cùng năm, Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện quyết định thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng vừa phải, đã liên tiếp đưa ra hàng loạt chính sách để duy trì sự tăng trưởng, mở rộng nhu cầu trong nước và điều chỉnh cơ cấu, hình thành một loạt kế hoạch để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, khá nhanh chóng. Qua nỗ lực gian khổ, sự vận hành của nền kinh tế Trung Quốc đã có những biến đổi tích cực, dẫn đầu thực hiện việc phục hồi nền kinh tế và phát triển theo hướng tốt trên thế giới, duy trì xu thế tốt phát triển ổn định và khá nhanh chóng.

应对国际金融危机

2008年9月,由美国次贷危机引发的金融危机全面爆发。受国际金融危机快速蔓延和世界经济增长明显减速的影响,加上中国经济发展中尚未解决的深层次矛盾和问题,中国经济社会发展面临着改革开放以来前所未有的困难。

为应对这场金融危机,中共中央及时调整宏观政策,把宏观调控的首要任务从年初的“两防”(防止经济增长由偏快转为过热、防止价格由结构性上涨演变为明显的通货膨胀)调整为“一保一控”,即保持经济平稳较快增长、控制物价过快上涨。同年11月,国务院常务会议决定实施积极的财政政策和适度宽松的货币政策,相继出台了一系列保增长、扩内需、调结构的政策,形成了应对国际金融危机、促进经济平稳较快增长的一揽子计划。经过艰苦努力,中国经济运行出现积极变化,在世界上率先实现经济回升向好,保持了平稳较快发展的好势头。