Hình thành hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Hình thành hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc

Quản lý đất nước theo pháp luật, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa là phương châm và sách lược cơ bản mà Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân quản lý đất nước. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, được từng bước hình thành trong tiến trình lịch sử thích hợp với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là sự thể hiện tập trung của việc chế độ hoá, pháp luật hoá những kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội trong hơn 70 năm thành lập nước Trung Quốc mới đặc biệt là hơn 40 năm cải cách mở cửa.

Tháng 3 năm 2011, Báo cáo công tác của Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá XI tuyên bố, một hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc xuất phát từ tình hình và thực tế của đất nước Trung Quốc, thích ứng với nhu cầu của cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá, thể hiện tập trung ý chí của Đảng và nhân dân, lấy Hiến pháp làm thống soái, lấy các luật pháp thuộc nhiều ngành luật như ngành luật Hiến pháp, ngành luật dân sự và ngành luật thương mại,v.v. làm nòng cốt, được cấu thành bởi quy phạm pháp luật đa tầng như luật pháp, pháp quy hành chính, pháp quy địa phương, v.v. đã được hình thành. Điều đó tỏ rõ Trung Quốc về căn bản đã thực hiện sự chuyển đổi mang tính lịch sử từ không có hệ thống pháp luật làm chỗ dựa sang có hệ thống pháp luật làm chỗ dựa, sự phát triển của các sự nghiệp bước vào quỹ đạo pháp chế hoá, cũng tỏ rõ thái độ kiên định vững vàng thực thi phương châm và sách lược cơ bản “Quản lý đất nước theo pháp luật”, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.  

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là gốc rễ pháp chế cho Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc luôn giữ gìn bản sắc, là sự thể hiện pháp chế của thực tiễn sáng tạo Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là sự bảo đảm pháp chế cho sự thịnh vượng và phát triển của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Sự hình thành của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc đã xây dựng vững chắc nền tảng chế độ cho việc xây dựng và chấn hưng đất nước cũng như duy trì ổn định và hòa bình lâu dài, là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc. 

中国特色社会主义法律体系形成

依法治国,建设社会主义法治国家,是中国共产党领导人民治理国家的基本方略。中国特色社会主义法律体系是在中国共产党领导下,适应中国特色社会主义建设事业的历史进程而逐步形成的,是新中国成立70多年特别是改革开放40多年来经济社会发展实践经验制度化、法律化的集中体现。

2011年3月,十一届全国人大四次会议批准的全国人大常委会工作报告宣布,一个立足中国国情和实际、适应改革开放和社会主义现代化建设需要、集中体现党和人民意志的,以宪法为统帅,以宪法相关法、民法商法等多个法律部门的法律为主干,由法律、行政法规、地方性法规等多个层次的法律规范构成的中国特色社会主义法律体系已经形成。这表明中国已在根本上实现从无法律体系可依到有法律体系可依的历史性转变,各项事业发展步入法制化轨道,也表明中国坚定不移实施“依法治国”基本方略,建设社会主义法治国家的态度。

中国特色社会主义法律体系是中国特色社会主义永葆本色的法制根基,是中国特色社会主义创新实践的法制体现,是中国特色社会主义兴旺发达的法制保障。中国特色社会主义法律体系的形成,夯实了立国兴邦、长治久安的制度基础,是中国社会主义民主法制建设的一个重要里程碑。