Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”
“Một vành đai, một con đường” là tên gọi tắt của “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Tháng 9 và tháng 10 năm 2013, khi thăm Trung Á và Đông Nam Á, Tập Cận Bình đã lần lượt đưa ra sáng kiến cùng xây dựng “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với các nước có liên quan. Việc xây dựng “Một vành đai, một con đường” là quyết sách chiến lược quan trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, là giải pháp quan trọng để Trung Quốc thực hiện mở cửa đối ngoại toàn diện trong điều kiện lịch sử mới, là mặt bằng thực tiễn quan trọng để thúc đẩy tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.
Sáng kiến cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” bắt nguồn từ Trung Quốc, mà càng thuộc về thế giới. Sáng kiến này cắm rễ vào thổ nhưỡng lịch sử của Con đường tơ lụa cổ, đã kế thừa và phát huy tinh thần Con đường tơ lụa lấy hòa bình hợp tác, mở cửa bao trùm, học hỏi lẫn nhau, cùng có lợi cùng thắng làm cốt lõi. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” kiên trì và tuân theo nguyên tắc cùng thương thảo, cùng xây dựng, cùng chia sẻ, dốc sức vào việc thực hiện chính sách thông thoáng, hạ tầng liên thông, mậu dịch thông suốt, tiền tệ lưu thông, lòng dân thông hiểu, là một sáng kiến phát triển, hợp tác và mở cửa.
Việc xây dựng “Một vành đai, một con đường” qua các khu vực, các giai đoạn phát triển và các nền văn minh khác nhau, là sản phẩm công cộng do các bên cùng tạo ra. Mấy năm nay, việc xây dựng “Một vành đai, một con đường” đã hoàn thành bố cục tổng thể, nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của hơn 160 quốc gia và tổ chức quốc tế, những nội dung xây dựng “Một vành đai, một con đường” cũng đã được đưa vào nghị quyết quan trọng của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc và các nước có liên quan không ngừng đi sâu làm thông thoáng chính sách, không ngừng tăng cường liên thông hạ tầng, không ngừng nâng cao trình độ thông suốt cho thương mại, không ngừng mở rộng lưu thông tiền tệ, không ngừng thúc đẩy lòng dân thông hiểu, tạo nhiều động lực hơn nữa cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và mở rộng không gian hơn nữa cho sự hợp tác kinh tế quốc tế.
“一带一路”倡议
“一带一路”是“丝绸之路经济带”和“21世纪海上丝绸之路”的简称。2013年9月和10月,习近平在出访中亚和东南亚时,分别提出了与有关国家共同建设“丝绸之路经济带”和“21世纪海上丝绸之路”的倡议。建设“一带一路”是中共中央作出的重大决策,是中国在新的历史条件下实行全方位对外开放的重大举措,是推动构建人类命运共同体的重要实践平台。
共建“一带一路”倡议源于中国,更属于世界。这一倡议根植于古丝绸之路的历史土壤,继承和发扬了以和平合作、开放包容、互学互鉴、互利共赢为核心的丝绸之路精神。“一带一路”倡议秉持和遵循共商共建共享原则,致力于实现政策沟通、设施联通、贸易畅通、资金融通、民心相通,是发展的倡议、合作的倡议、开放的倡议。
“一带一路”建设跨越不同地域、不同发展阶段、不同文明,是各方共同打造的公共产品。几年来,“一带一路”建设完成了总体布局,得到了160多个国家和国际组织的积极响应和参与,联合国大会、联合国安理会等重要决议也纳入“一带一路”建设内容。中国和相关国家政策沟通不断深化,设施联通不断加强,贸易畅通不断提升,资金融通不断扩大,民心相通不断促进,为世界经济增长提供更多动力,为国际经济合作开辟更大空间。