Cải cách cơ cấu nguồn cung

(Cuốn đặc biệt để kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc)

12-10-2022 | The Academy of Contemporary China and World Studies

Cải cách cơ cấu nguồn cung 

Thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung là quyết sách quan trọng mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc đưa ra trên cơ sở phân tích tổng hợp chu kỳ dài của sự phát triển nền kinh tế thế giới và trạng thái bình thường mới của sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc, là đường lối chính cho sự phát triển kinh tế và công tác kinh tế trong hiện tại và thời kỳ tiếp theo. 

Tháng 11 năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 11 Tổ Lãnh đạo Tài chính kinh tế Trung ương, Tập Cận Bình đưa ra quyết sách chiến lược quan trọng thúc đẩy “Cải cách cơ cấu nguồn cung”. Tháng 10 năm 2017, Báo cáo Đại hội Đảng XIX đề xuất, kiên trì coi chất lượng là số 1, hiệu quả và lợi ích đi trước, lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm đường lối chính, thúc đẩy thay đổi chất lượng, hiệu suất và động lực trong sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp. Kiên trì giảm năng lực sản xuất dư thừa, giảm tồn kho ngành bất động sản, giảm cán cân cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc Chính phủ, hạ giá thành cho doanh nghiệp, bù đắp những mặt yếu kém trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng dân sinh (gọi tắt là Ba giảm, một hạ, một bù đắp), ưu hoá bố trí những nguồn lực đã có, tăng nguồn cung chất lượng cao, thực hiện sự cân bằng động thái giữa cung và cầu. Tháng 12 năm 2018, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương đưa ra phương châm đi sâu cải cách cơ cấu nguồn cung, tức là dốc nhiều công sức vào việc “Củng cố (củng cố thành quả của Ba giảm, một hạ, một bù đắp)”, tăng cường (tăng cường sức sống cho doanh nghiệp), nâng cao (nâng cao trình độ chuỗi ngành nghề), thông suốt (làm thông suốt vòng tuần hoàn cho nền kinh tế quốc dân)”.

Cải cách cơ cấu nguồn cung với mục đích cuối cùng là đáp ứng cầu, tức là đi sâu nghiên cứu sự biến đổi của thị trường, hiểu rõ nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiềm ẩn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân trong quá trình giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội. Phương hướng chủ công là nâng cao chất lượng nguồn cung, tức là giảm bớt nguồn cung vô hiệu, tăng nguồn cung hữu hiệu, ra sức nâng cao chất lượng hệ thống cung ứng, nâng cao tính thích ứng và tính linh hoạt của cơ cấu nguồn cung đối với cơ cấu nhu cầu. Đường lối căn bản là đi sâu cải cách, tức là hoàn thiện cơ chế thể chế thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực, đi sâu cải cách thể chế quản lý hành chính, phá vỡ độc quyền, kiện toàn thị trường các yếu tố sản xuất, để cơ chế giá cả thực sự dẫn dắt việc phân bổ các nguồn lực.

Mấy năm nay, Trung Quốc kiên trì phương hướng chiến lược cải cách cơ cấu nguồn cung, ra sức giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề mang tính cơ cấu trong sự vận hành của nền kinh tế, thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế vĩ mô luôn ở trong vị trí hợp lý, thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của sự phát triển kinh tế từng bước được nâng cao, thúc đẩy sự chuyển đổi từ Trung Quốc chế tạo sang Trung Quốc sáng tạo, từ tốc độ Trung Quốc sang chất lượng Trung Quốc, từ nước lớn về chế tạo sang nước mạnh về chế tạo.  

供给侧结构性改革

推进供给侧结构性改革,是中国共产党和中国政府在综合分析世界经济长周期和中国经济发展新常态的基础上作出的重大决策,是当前和今后一个时期经济发展和经济工作的主线。

2015年11月,习近平在中央财经领导小组第十一次会议上提出推进“供给侧结构性改革”这一重要战略决策。2017年10月,中共十九大报告提出,坚持质量第一、效益优先,以供给侧结构性改革为主线,推动经济发展质量变革、效率变革、动力变革,提高全要素生产率。坚持去产能、去库存、去杠杆、降成本、补短板,优化存量资源配置,扩大优质增量供给,实现供需动态平衡。2018年12月,中央经济工作会议提出深化供给侧结构性改革的方针,即在“巩固、增强、提升、畅通”上下功夫。

供给侧结构性改革,最终目的是满足需求,就是深入研究市场变化,理解现实需求和潜在需求,在解放和发展社会生产力中更好满足人民日益增长的物质文化需要。主攻方向是提高供给质量,就是减少无效供给、扩大有效供给,着力提升整个供给体系质量,提高供给结构对需求结构的适应性和灵活性。根本途径是深化改革,就是完善市场在资源配置中起决定性作用的体制机制,深化行政管理体制改革,打破垄断,健全要素市场,使价格机制真正引导资源配置。

几年来,中国坚持供给侧结构性改革的战略方向,着力破解经济运行中的结构性矛盾和问题,促进宏观经济运行始终保持在合理区间,推动经济发展质量效益的稳步提升,推进中国制造向中国创造、中国速度向中国质量、制造大国向制造强国的转变。