Tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại
Nhân loại chỉ có một trái đất, các nước chung sống trong một thế giới. Nhân loại là cộng đồng cùng chung vận mệnh vui buồn có nhau. Tháng 3 năm 2013, trong thời gian ở thăm Nga, Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất khái niệm “Cộng đồng cùng chung vận mệnh” với thế giới. Sau đó, Tập Cận Bình đã có những trình bày quan trọng về việc tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại trong nhiều trường hợp khác nhau, hình thành hệ thống tư tưởng khoa học hoàn chỉnh, nội hàm phong phú và ý nghĩa sâu xa, với cốt lõi chính là “Xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài, an ninh rộng khắp, cùng chung phồn vinh, mở cửa bao trùm, sạch sẽ tươi đẹp” mà Báo cáo Đại hội Đảng XIX đã chỉ ra.
Tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, điều then chốt là ở hành động. Trung Quốc khởi xướng cộng đồng quốc tế cùng nhau nỗ lực từ các mặt như quan hệ đối tác, cục diện an ninh, phát triển kinh tế, giao lưu văn minh và xây dựng sinh thái, v.v. Về mặt chính trị, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương bình đẳng, kiên quyết từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và chính trị cường quyền, đi theo con đường mới giao lưu đi lại giữa các nước là đối thoại chứ không đối kháng, kết bạn chứ không liên kết đồng minh. Về mặt an ninh, kiên trì giải quyết tranh chấp bằng đối thoại, hòa giải bất đồng bằng hiệp thương, trù tính ứng phó với những mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Về mặt kinh tế, cùng hội cùng thuyền, thúc đẩy tự do hóa, tiện lợi hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng ngày càng mở cửa, bao trùm, cùng hưởng, cân bằng và cùng thắng. Về mặt văn minh, tôn trọng tính đa dạng của các nền văn minh trên thế giới, lấy giao lưu văn minh vượt qua sự ngăn cách văn minh, lấy sự học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh vượt qua sự xung đột văn minh, lấy sự cùng tồn giữa các nền văn minh vượt qua tính ưu việt văn minh. Về mặt sinh thái, kiên trì thân thiện với môi trường, bảo vệ tốt ngôi nhà trái đất, xây dựng một thế giới tươi đẹp với sự chung sống hài hoà của muôn loài.
Việc thúc đẩy tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại đã được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Bản sửa đổi), trở thành ý chí của Đảng và nhà nước. Là cốt lõi và tinh tuý của tư tưởng Tập Cận Bình về ngoại giao, khái niệm này đã trở thành phương châm và sách lược ngoại giao để kiên trì và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, đã thể hiện tầm nhìn toàn cầu, hoài bão thế giới và trách nhiệm nước lớn khi Trung Quốc thống nhất sự phát triển của nước mình với sự phát triển của thế giới.
Tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại là phương án Trung Quốc thuận theo trào lưu lịch sử và đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân loại. Phương án này hội tụ ước số chung lớn nhất về hoà bình, phát triển và phồn vinh mà nhân dân các nước trên thế giới hướng tới, đã phản ánh sự theo đuổi giá trị chung của xã hội nhân loại, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Phương án này vượt qua sự bất đồng giữa các chế độ khác nhau, từ bỏ tư duy trò chơi có tổng bằng không, hình thành phương hướng phấn đấu chung cho các nước khác nhau, các dân tộc khác nhau và các nền văn minh khác nhau. Tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại đã nhiều lần được đưa vào văn kiện Liên hợp quốc, đang được chuyển đổi từ khái niệm sang hành động, có tầm ảnh hưởng ngày càng rộng rãi và sâu xa trên trường quốc tế.
构建人类命运共同体
人类只有一个地球,各国共处一个世界。人类是休戚与共的命运共同体。2013年3月,习近平在访问俄罗斯期间,首次向世界提出“命运共同体”理念。此后,他在不同场合对构建人类命运共同体进行了重要阐述,形成了科学完整、内涵丰富、意义深远的思想体系。其核心就是中共十九大报告所指出的“建设持久和平、普遍安全、共同繁荣、开放包容、清洁美丽的世界”。
构建人类命运共同体,关键在行动。中国倡议国际社会从伙伴关系、安全格局、经济发展、文明交流、生态建设等方面作出努力。政治上,相互尊重、平等协商,坚决摒弃冷战思维和强权政治,走对话而不对抗、结伴而不结盟的国与国交往新路。安全上,坚持以对话解决争端、以协商化解分歧,统筹应对传统和非传统安全威胁,反对一切形式的恐怖主义。经济上,同舟共济,促进贸易和投资自由便利化,推动经济全球化朝着更加开放、包容、普惠、平衡、共赢的方向发展。文明上,尊重世界文明多样性,以文明交流超越文明隔阂、文明互鉴超越文明冲突、文明共存超越文明优越。生态上,坚持环境友好,保护好地球家园,建设万物和谐的美丽世界。
推动构建人类命运共同体,被写入《中国共产党章程》和《中华人民共和国宪法修正案》,成为党和国家的意志。这一理念作为习近平外交思想的核心和精髓,成为新时代坚持和发展中国特色社会主义的外交方略,体现了中国将自身发展同世界发展相统一的全球视野、世界胸怀和大国担当。
构建人类命运共同体,是顺应历史潮流、增进人类福祉的中国方案。这一方案汇聚着世界各国人民对和平、发展、繁荣向往的最大公约数,反映了人类社会的共同价值追求,符合中国人民和世界人民的根本利益。这一方案超越不同制度的分歧,摒弃零和博弈的思维,形成不同国家、不同民族、不同文明的共同奋斗方向。构建人类命运共同体已被多次写入联合国文件,正在从理念转化为行动,产生日益广泛而深远的国际影响。