Hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII diễn ra vào tháng 11 năm 2013 đề xuất, mục tiêu tổng quát của việc đi sâu cải cách toàn diện là hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước.
Hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước là sự thể hiện tập trung về chế độ và năng lực thực hiện chế độ của một quốc gia. Hệ thống quản trị nhà nước là hệ thống chế độ quản trị nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm việc sắp xếp các thể chế cơ chế, các quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và xây dựng Đảng, v.v. tức là một hệ thống các chế độ nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhịp nhàng. Năng lực quản trị nhà nước là năng lực vận dụng chế độ nhà nước để quản lý các công việc xã hội, bao gồm các mặt như cải cách, phát triển và ổn định, công việc nội bộ, ngoại giao và quốc phòng, quản lý Đảng, quản trị nhà nước và quản lý quân đội, v.v.
Tháng 10 năm 2019, Hội nghị Trung ương 4 khoá XIX đã xem xét thông qua Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề trọng đại trong việc kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hoá hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước, đề xuất rõ ràng mục tiêu tổng thể của việc kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hoá hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước: Đến thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đạt được thành quả rõ rệt trong việc xây dựng các chế độ càng chín muồi và càng định hình hơn; đến năm 2035, các chế độ càng hoàn thiện hơn, cơ bản thực hiện hiện đại hoá hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước; đến thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Trung Quốc mới, thực hiện toàn diện hiện đại hoá hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước, làm cho chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc càng củng cố hơn, tính ưu việt được thể hiện một cách đầy đủ.
Một quốc gia lựa chọn chế độ và hệ thống quản trị nhà nước kiểu gì là do văn hoá lịch sử, tính chất xã hội và trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó quyết định. Chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc và hệ thống quản trị nhà nước của Trung Quốc không phải từ trên trời sa xuống, mà là được sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội của Trung Quốc, được hình thành qua thực tiễn cách mạng, xây dựng và cải cách lâu dài, là sản phẩm của sự kết hợp giữa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác và tình hình thực tế của Trung Quốc, là thành quả của sự thống nhất giữa sáng tạo lý luận, sáng tạo thực tiễn và sáng tạo chế độ, ngưng kết trí tuệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, có lô-gích lịch sử, lô-gích lý luận và lô-gích thực tiễn sâu sắc. Hơn 70 năm thành lập nước Trung Quốc mới đến nay, dân tộc Trung Hoa sở dĩ có thể chào đón bước nhảy vọt vĩ đại từ đứng lên, giàu lên đến mạnh lên, nguyên nhân căn bản nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân xây dựng và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, hình thành và phát triển sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và các chế độ về mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, văn minh sinh thái, quân sự và ngoại giao, v.v. không ngừng tăng cường và hoàn thiện quản trị nhà nước.
国家治理体系和治理能力现代化
2013年11月召开的中共十八届三中全会提出,全面深化改革的总目标是完善和发展中国特色社会主义制度,推进国家治理体系和治理能力现代化。
国家治理体系和治理能力是一个国家的制度和制度执行能力的集中体现。国家治理体系是在党领导下管理国家的制度体系,包括经济、政治、文化、社会、生态文明和党的建设等各领域体制机制、法律法规安排,也就是一整套紧密相连、相互协调的国家制度。国家治理能力是运用国家制度管理社会各方面事务的能力,包括改革发展稳定、内政外交国防、治党治国治军等各个方面。
2019年10月,中共十九届四中全会审议通过了《中共中央关于坚持和完善中国特色社会主义制度、推进国家治理体系和治理能力现代化若干重大问题的决定》,明确提出坚持和完善中国特色社会主义制度,推进国家治理体系和治理能力现代化的总体目标:到中国共产党成立100年时,在各方面制度更加成熟更加定型上取得明显成效;到2035年,各方面制度更加完善,基本实现国家治理体系和治理能力现代化;到新中国成立100年时,全面实现国家治理体系和治理能力现代化,使中国特色社会主义制度更加巩固、优越性充分展现。
一个国家选择什么样的国家制度和国家治理体系,是由这个国家的历史文化、社会性质、经济发展水平决定的。中国特色社会主义制度和国家治理体系不是从天上掉下来的,而是在中国的社会土壤中生长起来的,是经过革命、建设、改革长期实践形成的,是马克思主义基本原理同中国具体实际相结合的产物,是理论创新、实践创新、制度创新相统一的成果,凝结着中国共产党和中国人民的智慧,具有深刻的历史逻辑、理论逻辑、实践逻辑。新中国成立70多年来,中华民族之所以能迎来从站起来、富起来到强起来的伟大飞跃,最根本的是因为中国共产党领导人民建立和完善了中国特色社会主义制度,形成和发展了中国共产党的领导和经济、政治、文化、社会、生态文明、军事、外事等各方面制度,不断加强和完善国家治理。