Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Bộ luật Dân sự là bộ luật quan trọng chỉ đứng sau Hiến pháp trong hệ thống pháp luật nhà nước. Bộ luật Dân sự là luật pháp cơ bản của nền kinh tế thị trường, chuẩn mực hành vi cơ bản của đời sống nhân dân và căn cứ cơ bản cho thẩm phán để xét xử các vụ án dân sự và kinh doanh thương mại. Trung Quốc từng ba lần khởi động công tác xây dựng Bộ luật Dân sự vào năm 1954, 1962 và 1979. Sau đó, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích dân sự hợp pháp của công dân và pháp nhân, điều chỉnh một cách đúng đắn quan hệ dân sự và thích ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, dựa vào Hiến pháp và tình hình thực tế của Trung Quốc, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động dân sự, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã lập ra Bộ Quy tắc chung Luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và được ban hành vào tháng 4 năm 1986, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, được gọi là “Bộ luật dự bị”. Cho đến ngày 15 tháng 3 năm 2017, Quy định chung Luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc xem xét thông qua, Trung Quốc chính thức mở ra một cách toàn diện thời đại Bộ luật Dân sự.
Ngày 16 tháng 12 năm 2019, bản dự thảo Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được công bố. Ngày 23 tháng 12 năm 2019, Hội nghị lần thứ 15 Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá XIII khai mạc, Dự thảo Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hợp nhất bản dự thảo của các phần trong Bộ luật Dân sự với Quy định chung Luật Dân sự năm 2017 đã lần đầu tiên ra mắt công chúng. Dự thảo gồm có 7 phần, lần lượt là quy định chung, quyền tài sản, hợp đồng, quyền nhân cách, hôn nhân và gia đình, thừa kế, trách nhiệm của hành vi xâm phạm bản quyền và quy định phụ, có tổng cộng 1.260 điều. Ngày 28 tháng 5 năm 2020, Hội nghị lần thứ 3 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá XIII biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Bộ luật Dân sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021.
Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là bộ luật đầu tiên được mệnh danh là “pháp điển” kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là một bộ luật mang tính cơ sở làm vững chắc cái gốc, giữ ổn định và có lợi trong lâu dài. Bộ luật Dân sự đã tổng hợp một cách hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự được hình thành trong thực tiễn lâu dài hơn 70 năm kể từ khi thành lập nước Trung Quốc mới đến nay, hấp thu văn hoá pháp luật ưu tú hơn 5 nghìn năm của dân tộc Trung Hoa, học hỏi những thành quả bổ ích của nhân loại về xây dựng văn minh pháp trị, là một Bộ luật Dân sự thể hiện tính chất của chủ nghĩa xã hội Trung Quốc, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân và thuận theo nhu cầu phát triển của thời đại, là một Bộ luật Dân sự thể hiện việc bảo vệ sự bình đẳng về các quyền lợi như sức khoẻ sinh mạng, an toàn tài sản, sự tiện lợi trong giao dịch, hạnh phúc của đời sống, nhân cách và danh dự, v.v. là một Bộ luật Dân sự có đặc sắc Trung Quốc, đặc sắc thực tiễn và đặc sắc thời đại rõ nét.
中华人民共和国民法典
民法典在国家法律体系中的地位仅次于宪法。民法典是市场经济的基本法、市民生活的基本行为准则,法官裁判民商事案件的基本依据。中国曾于1954年、1962年、1979年三次启动民法典的制定。随后,全国人民代表大会为保障公民、法人的合法的民事权益,正确调整民事关系,适应社会主义现代化建设事业发展的需要,根据宪法和中国实际情况,总结民事活动的实践经验,制定了《中华人民共和国民法通则》,并于1986年4月颁布实施,自1987年1月1日起施行,被称为“准法典”。直到2017年3月15日,《中华人民共和国民法总则》经全国人大审议通过,中国正式全面开启民法典时代。
2019年12月16日,《中华人民共和国民法典》草案公布。 2019年12月23日,十三届全国人大常委会第十五次会议开幕,由民法典各分编草案与2017年制定的民法总则“合体”而成的《中华人民共和国民法典(草案)》首次亮相。草案共7编,依次为总则编、物权编、合同编、人格权编、婚姻家庭编、继承编、侵权责任编,以及附则,共1260条。2020年5月28日,十三届全国人大三次会议表决通过了《中华人民共和国民法典》。这部法律自2021年1月1日起施行。
《中华人民共和国民法典》是新中国成立以来第一部以“法典”命名的法律,在中国特色社会主义法律体系中具有重要地位,是一部固根本、稳预期、利长远的基础性法律。这部民法典系统整合了新中国成立70多年来长期实践形成的民事法律规范,汲取了中华民族5000多年优秀法律文化,借鉴了人类法治文明建设有益成果,是一部体现中国社会主义性质、符合人民利益和愿望、顺应时代发展要求的民法典,是一部体现对生命健康、财产安全、交易便利、生活幸福、人格尊严等各方面权利平等保护的民法典,是一部具有鲜明中国特色、实践特色、时代特色的民法典。