Cải cách thể chế lãnh đạo chỉ huy
Cải cách thể chế lãnh đạo chỉ huy là giải pháp quan trọng nhằm thích ứng với sự phân công chuyên nghiệp hoá của quân đội hiện đại và yêu cầu có sức chiến đấu, đánh thắng trận trong thời đại thông tin cũng như nâng cao hiệu năng tác chiến và hiệu quả xây dựng của quân đội. Theo nguyên tắc “Quân uỷ quản lý chung, chiến khu phụ trách nhiệm vụ chiến đấu, quân chủng phụ trách công việc xây dựng và quản lý quân chủng”, tăng cường chức năng lãnh đạo tập trung thống nhất, chỉ huy chiến lược và quản lý chiến lược của Quân uỷ, phá vỡ thể chế tổng bộ, thể chế đại quân khu, thể chế đại Lục quân đã thực hiện lâu dài, xây dựng thể chế lãnh đạo quản lý và chỉ huy tác chiến mới của quân đội.
Điều chỉnh và thành lập các cơ quan Quân uỷ mới, 4 Tổng bộ trước đây được điều chỉnh thành 15 cơ quan chức năng trong Quân uỷ. Hoàn thiện thể chế lãnh đạo quản lý của quân binh chủng, thành lập cơ quan lãnh đạo Lục quân, thành lập Bộ đội Chi viện Chiến lược, Bộ đội Pháo binh số 2 được đổi tên thành Quân chủng Tên lửa, thành lập Bộ đội Bảo đảm Hậu cần Liên hợp, xây dựng nên hệ thống lãnh đạo quản lý “Quân uỷ Trung ương – quân chủng – bộ đội”.
Điều chỉnh thể chế lãnh đạo chỉ huy Bộ đội Cảnh sát Vũ trang, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân uỷ Trung ương thực hiện sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với Bộ đội Cảnh sát Vũ trang, thực hiện thể chế lãnh đạo chỉ huy “Quân uỷ Trung ương – Bộ đội Cảnh sát Vũ trang – bộ đội”.
Xây dựng và kiện toàn thể chế chỉ huy hiệp đồng tác chiến, kiện toàn cơ quan chỉ huy hiệp đồng tác chiến Quân uỷ, thành lập cơ quan chỉ huy hiệp đồng tác chiến chiến khu, thành lập 5 chiến khu, xây dựng nên hệ thống chỉ huy tác chiến “Quân uỷ Trung ương – chiến khu – bộ đội”.
Xây dựng và kiện toàn hệ thống giám sát pháp trị, thành lập Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Quân uỷ mới (Uỷ ban Giám sát Quân uỷ), thành lập Uỷ ban Chính pháp Quân uỷ mới, thành lập Ban Kiểm toán Quân uỷ, hình thành hệ thống vận hành quyền lực quyền quyết sách, quyền chấp hành, quyền giám sát vừa hạn chế lẫn nhau lại nhịp nhàng với nhau.
领导指挥体制改革
领导指挥体制改革是适应现代军队专业化分工和信息时代能打仗、打胜仗的要求,提高军队作战效能和建设效益的重大举措。按照“军委管总、战区主战、军种主建”原则,强化军委集中统一领导和战略指挥、战略管理功能,打破长期实行的总部体制、大军区体制、大陆军体制,构建新的军队领导管理和作战指挥体制。
调整组建新的军委机关部门,由过去的四总部调整为军委机关15个职能部门。完善军兵种领导管理体制,成立陆军领导机构,成立战略支援部队,第二炮兵更名为火箭军,成立联勤保障部队,构建起“中央军委—军种—部队”的领导管理体系。
调整武警部队领导指挥体制,中共中央和中央军委对武警部队实行集中统一领导,实行“中央军委—武警部队—部队”领导指挥体制。
建立健全联合作战指挥体制,健全军委联合作战指挥机构,组建战区联合作战指挥机构,成立5个战区,构建起“中央军委—战区—部队”的作战指挥体系。
建立健全法治监督体系,组建新的军委纪律检查委员会(军委监察委员会),组建新的军委政法委员会,组建军委审计署,形成决策权、执行权、监督权既相互制约又相互协调的权力运行体系。