Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại không có nạn nghèo
Kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Tập Cận Bình đề xuất tư tưởng quan trọng tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại. Tư tưởng quan trọng này có nội hàm cực kỳ phong phú và sâu sắc, với cốt lõi là “Xây dựng một thế giới hoà bình lâu dài, an ninh rộng khắp, cùng chung phồn vinh, mở cửa bao trùm, sạch sẽ tươi đẹp” mà Báo cáo Đại hội Đảng XIX đề xuất. Điều đó có nghĩa là thúc đẩy tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại từ 5 mặt là chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá và sinh thái. Sự đề xuất của tư tưởng này đã thuận theo trào lưu lịch sử, đáp ứng yêu cầu thời đại, hội tụ nhận thức chung của các nước, vạch kế hoạch cho việc thực hiện sự phát triển chung, phồn vinh lâu bền và yên bình ổn định lâu dài của xã hội loài người, có ý nghĩa trọng đại và sâu xa đối với sự phát triển hoà bình của Trung Quốc cũng như sự phồn vinh và tiến bộ của thế giới.
Trên thực tế, cùng với việc mưu cầu phát triển cho bản thân, nước nào cũng nên kiên trì quan điểm cùng chung vận mệnh, tích cực thúc đẩy các nước khác cùng phát triển, thúc đẩy các nước và nhân dân các nước cùng hưởng thành quả phát triển. Sự phát triển lâu dài của thế giới không thể xây dựng trên cơ sở một loạt quốc gia càng ngày càng giàu trong khi một loạt quốc gia khác vẫn nghèo nàn và lạc hậu trong thời gian dài. Chỉ có các nước cùng phát triển thì thế giới mới có thể phát triển tốt hơn. Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao về Giảm nghèo và Phát triển năm 2015, Tập Cận Bình chỉ ra, xoá bỏ nạn nghèo vẫn là thách thức lớn nhất mang tính toàn cầu mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt. 15 năm tới sẽ là thời kỳ phát triển then chốt đối với cả Trung Quốc lẫn các nước đang phát triển khác. Thế giới phải hội tụ nhận thức chung, cùng hội cùng thuyền, công kiên vượt khó, dốc sức vào sự hợp tác cùng thắng, đem lại lợi ích nhiều hơn cho nhân dân các nước. Chính vì vậy, Tập Cận Bình đã đưa ra bốn đề nghị “Ra sức đẩy nhanh tiến trình giảm nghèo của toàn cầu, ra sức tăng cường hợp tác giảm nghèo và phát triển, ra sức thực hiện sự phát triển bền vững đa nguyên, tự chủ, ra sức cải thiện môi trường phát triển quốc tế”, và kêu gọi hãy chung tay tạo dựng một cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại không có nạn nghèo và cùng phát triển.
没有贫困的人类命运共同体
中共十八大以来,习近平提出构建人类命运共同体的重要思想。这一重要思想的内涵极其丰富、深刻,其核心就是中共十九大报告所指出的,“建设持久和平、普遍安全、共同繁荣、开放包容、清洁美丽的世界”。即从政治、安全、经济、文化、生态等5个方面推动构建人类命运共同体。这一思想的提出顺应了历史潮流,回应了时代要求,凝聚了各国共识,为人类社会实现共同发展、持续繁荣、长治久安绘制了蓝图,对中国的和平发展、世界的繁荣进步都具有重大和深远的意义。
事实上,每个国家在谋求自身发展的同时,都应秉持命运与共的理念,积极促进其他各国共同发展,推动各国和各国人民共同享受发展成果。世界长期发展不可能建立在一批国家越来越富裕而另一批国家却长期贫穷落后的基础之上。只有各国共同发展了,世界才能更好发展。习近平在2015减贫与发展高层论坛的主旨演讲中指出,消除贫困依然是当今世界面临的最大全球性挑战。未来15年,对中国和其他发展中国家都是发展的关键时期。世界要凝聚共识、同舟共济、攻坚克难,致力于合作共赢,为各国人民带来更多福祉。正因如此,他提出了“着力加快全球减贫进程,着力加强减贫发展合作,着力实现多元自主可持续发展,着力改善国际发展环境”四项提议,并呼吁,携手共建一个没有贫困、共同发展的人类命运共同体。