Hợp tác Nam – Nam

(Thoát nghèo chuẩn xác)

14-01-2021 | China.org.cn

Hợp tác Nam – Nam

Vì tuyệt đại đa số nước đang phát triển trên thế giới đều nằm ở Nam bán cầu và phía Nam Bắc bán cầu, kể từ thập kỷ 60 thế kỷ XX, nhằm thoát khỏi sự kìm hãm của các nước phát triển, những nước đang phát triển này phát triển kinh tế dân tộc, triển khai hợp tác về kinh tế và đã hình thành mô hình “Hợp tác Nam – Nam”. Là một thành viên trong các nước đang phát triển, Trung Quốc là nước khởi xướng và nước ủng hộ tích cực của hợp tác Nam – Nam. Bấy lâu nay, trên nguyên tắc “bình đẳng cùng có lợi, chú trọng hiệu quả thực tế, hợp tác lâu dài, cùng nhau phát triển”, Trung Quốc đã tích cực ủng hộ và tham gia vào sự hợp tác Nam – Nam. Sự hợp tác với các nước đang phát triển khác đã trở thành một bộ phận của chiến lược mở cửa đối ngoại toàn diện của Trung Quốc, nội dung hợp tác không ngừng được làm phong phú, quy mô được mở rộng nhanh chóng, đã hình thành cục diện hợp tác cùng thắng về mặt kinh tế.

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao về Giảm nghèo và Phát triển năm 2015, Tập Cận Bình chỉ ra, xoá bỏ nạn nghèo là sứ mệnh chung của nhân loại. Cùng với việc dốc sức xoá bỏ nạn nghèo cho nước mình, Trung Quốc luôn tích cực triển khai hợp tác Nam – Nam, viện trợ các nước đang phát triển khác theo khả năng của mình mà không kèm theo bất kỳ điều kiện chính trị nào, ủng hộ và giúp đỡ đông đảo các nước đang phát triển nhất là những nước kém phát triển nhất trong việc xoá bỏ nạn nghèo. Hơn 60 năm nay, Trung Quốc tính tổng cộng đã viện trợ xấp xỉ 400 tỷ NDT cho 166 nước và tổ chức quốc tế, cử hơn 600 nghìn người đi viện trợ nước ngoài, trong đó hơn 700 người con ưu tú của dân tộc Trung Hoa đã hy sinh mạng sống quý báu của mình cho sự phát triển của nước khác. Trung Quốc đã lần lượt 7 lần tuyên bố miễn trừ vô điều kiện khoản cho vay không lãi suất đã hết hạn đối với những nước nghèo có tỷ lệ nợ cao và những nước kém phát triển nhất, tích cực cung cấp viện trợ y tế cho 69 nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và khu vực Caribbean và châu Đại Dương, lần lượt cung cấp sự giúp đỡ cho hơn 120 nước đang phát triển trong việc thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Trung Quôc kiên định không lay chuyển ủng hộ các nước đang phát triển trong việc xoá bỏ nạn nghèo, đẩy mạnh hợp tác khu vực với phạm vi càng rộng, mức độ càng cao và cấp độ càng sâu hơn, thông qua việc kết nối chiến lược phát triển để thúc đẩy sự hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nguồn năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, v.v. giúp đỡ các nước đang phát triển khác chuyển thế mạnh tài nguyên thành thế mạnh phát triển.

南南合作

由于世界上的发展中国家绝大部分都处于南半球和北半球的南部分,从20世纪60年代开始,这些国家之间为摆脱发达国家的控制,发展民族经济,开展专门的经济合作,形成了“南南合作”模式。中国是发展中国家的一员,是南南合作的积极倡导者和支持者。长期以来,中国本着“平等互利、注重实效、长期合作、共同发展”的原则,积极支持并参与南南合作。与发展中国家的合作已成为中国全方位对外开放战略的一部分,合作内容不断丰富,规模迅速扩大,形成经济上合作共赢局面。

习近平在2015减贫与发展高层论坛的主旨演讲中指出,消除贫困是人类的共同使命。中国在致力于自身消除贫困的同时,始终积极开展南南合作,力所能及向其他发展中国家提供不附加任何政治条件的援助,支持和帮助广大发展中国家特别是最不发达国家消除贫困。60多年来,中国共向166个国家和国际组织提供了近4000亿元人民币援助,派遣60多万援助人员,其中700多名中华好儿女为他国发展献出了宝贵生命。中国先后7次宣布无条件免除重债穷国和最不发达国家对华到期政府无息贷款债务,积极向亚洲、非洲、拉丁美洲和加勒比地区、大洋洲的69个国家提供医疗援助,先后为120多个发展中国家落实千年发展目标提供帮助。

中国坚定不移支持发展中国家消除贫困,推动更大范围、更高水平、更深层次的区域合作,通过对接发展战略,推进工业、农业、人力资源开发、绿色能源、环保等各领域务实合作,帮助各发展中国家把资源优势转化为发展优势。