Kết hợp việc xoá đói giảm nghèo với việc nuôi dưỡng ý chí, bồi dưỡng kiến thức

(Thoát nghèo chuẩn xác)

14-01-2021 | China.org.cn

Kết hợp việc xoá đói giảm nghèo với việc nuôi dưỡng ý chí, bồi dưỡng kiến thức

Xoá bỏ nạn nghèo trước hết phải xoá bớt ngu muội. Chỉ có làm tốt công tác giáo dục cho thế hệ sau, đặc biệt là phải chú trọng sự trưởng thành của thế hệ sau ở cácvùng nghèo miền núi, mới có thể thực hiện “thoát nghèo thật sự”. Thế hệ sau muốn có được cuộc sống tốt đẹp thì trước hết phải có văn hoá, như vậy sự phát triển trong tương lai của họ sẽ khác hoàn toàn. Người Trung Quốc cổ xưa có truyền thống “Nhà nghèo thì con cái phải đi học”, làm tốt công tác giáo dục bắt buộc ở vùng nghèo, không để cho những trẻ em đó bị thua ngay ở vạch xuất phát, mới là sách lược căn bản về xoá đói giảm nghèo.

Xoá đói giảm nghèo ắt phải bồi dưỡng kiến thức. Để cho những trẻ em ở các vùng nghèo được giáo dục tốt, là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển, cũng là con đường quan trọng để làm gián đoạn sự kế tiếp cái nghèo giữa các thế hệ. Trung Quốc đã áp dụng một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ở vùng nghèo phát triển nhanh chóng, tố chất và năng lực của đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng cao, cố gắng để cho mỗi đứa trẻ ở vùng nghèo đều được giáo dục tốt, thực hiện sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ, trở thành nhân tài có ích cho xã hội.

Công kiên thoát nghèo vừa phải bồi dưỡng kiến thức vừa phải nuôi dưỡng ý chí, kiên trì chủ thể quần chúng, khơi dậy động lực nội sinh. Cán bộ và quần chúng là lực lượng quan trọng trong công kiên thoát nghèo, quần chúng nghèo khó vừa là đối tượng của công kiên thoát nghèo, càng là chủ thể và nền tảng của công kiên thoát nghèo. Một kinh nghiệm quan trọng về xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc chính là dựa vào quần chúng nhân dân, phát huy đầy đủ tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của quần chúng nghèo khó, kiên trì kết hợp việc xoá đói giảm nghèo với việc nuôi dưỡng ý chí, bồi dưỡng kiến thức, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa hỗ trợ từ bên ngoài và nỗ lực của bản thân quần chúng nghèo khó, vun đắp ý thức tự lực cánh sinh của quần chúng nghèo khó để thực hiện thoát nghèo và làm giàu, đào tạo kỹ năng phát triển sản xuất và làm việc, kinh doanh cho quần chúng nghèo khó, tổ chức, dẫn dắt, ủng hộ quần chúng nghèo khó thực hiện thoát nghèo và làm giàu bằng lao động cần cù của chính mình, nâng đỡ công kiên thoát nghèo bằng động lực nội sinh của quần chúng nhân dân.

扶贫同扶志扶智结合

治贫先治愚。只有把下一代的教育工作做好,特别是要注重山区贫困地区下一代的成长,才能实现“真脱贫”。下一代要过上好生活,首先要有文化,这样将来他们的发展就会完全不同。中国古人有“家贫子读书”的传统,搞好贫困地区的义务教育,不让这些孩子输在起跑线上,才是根本的扶贫之策。

扶贫必扶智。让贫困地区的孩子们接受良好教育,是扶贫开发的重要任务,也是阻断贫困代际传递的重要途径。中国已经采取了一系列措施,推动贫困地区教育事业加快发展、教师队伍素质能力不断提高,力求让贫困地区的每一个孩子都能接受良好教育,实现德智体美全面发展,成为社会有用之才。

脱贫攻坚既要扶智也要扶志,坚持群众主体,激发内生动力。干部和群众是脱贫攻坚的重要力量,贫困群众既是脱贫攻坚的对象,更是脱贫攻坚的主体和基础。中国的一条重要扶贫经验就是依靠人民群众,充分调动贫困群众的积极性、主动性、创造性,坚持扶贫和扶志扶智相结合,正确处理外部帮扶和贫困群众自身努力的关系,培育贫困群众自力更生实现脱贫致富的意识,培养贫困群众发展生产和务工经商的技能,组织、引导、支持贫困群众用自己的辛勤劳动实现脱贫致富,用人民群众的内生动力支撑脱贫攻坚。