Làm việc như “thêu hoa”
Làm việc như “thêu hoa” là một ví dụ sinh động do Tập Cận Bình nêu ra về việc làm thế nào để kiên trì phương châm và sách lược chuẩn xác cũng như làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực tế thoát nghèo, theo Tập Cận Bình, trong suốt quá trình giải quyết tốt bốn vấn đề “Hỗ trợ những ai, những ai hỗ trợ, hỗ trợ thế nào, ra khỏi danh sách như thế nào” thì đều đòi hỏi phải thực hiện chuẩn xác, có chỗ thậm chí phải bỏ nhiều công sức và thời gian như “thêu hoa”. Xoá đói giảm nghèo không thể thực hiện theo kiểu sau khi đã xác định hộ nghèo mà cấp cho họ mấy con dê, mấy túi giống, xây nhà cho họ hoặc cho họ tái định cư là xong, mà là phải nhằm vào những hộ nghèo khác nhau, giúp họ giải quyết những nguyên nhân dẫn đến nghèo khó khác nhau.
Căn cứ vào phương châm và sách lược cơ bản xoá đói giảm nghèo chuẩn xác, thoát nghèo chuẩn xác cũng như những quan điểm liên quan của Tập Cận Bình, có thể hiểu về hàm nghĩa của việc “thêu hoa” từ hai phương diện sau đây: Một là chính sách xoá đói giảm nghèo phải được chi tiết hoá, phải làm việc tỉ mỉ trong thực tiễn cụ thể. Tập Cận Bình chỉ ra: “Xoá đói giảm nghèo là chính sách lớn, chính sách lớn vẫn phải được chi tiết hoá, giống như thêu hoa vậy.” Các địa phương phải căn cứ vào một loạt chính sách công kiên thoát nghèo được thiết kế từ tầng đỉnh Trung ương, căn cứ vào tình hình phát triển của khu vực, thực hiện các chính sách liên quan một cách thiết thực và tỉ mỉ. Điều đó đòi hỏi phải làm việc như “thêu hoa”, thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo cụ thể một cách chuẩn xác, tỉ mỉ, chu đáo. Hai là chính sách xoá đói giảm nghèo phải nhằm vào mục đích nhất định, phải thực hiện linh hoạt tuỳ từng nơi, phải phân loại mà thực hiện. Tập Cận Bình chỉ ra,đối vớ
i các địa phương khác nhau, các hộ nghèo khác nhau thì sẽ có biện pháp hỗ trợ khác nhau. Nghèo có trăm dạng, khó khăn có nghìn loại, xoá đói giảm nghèo theo kiểu “truyền máu” rất khó có thể đạt hiệu quả, cần phải áp dụng những biện pháp chuẩn xác hơn. Điều đó có nghĩa là xoá đói giảm nghèo chuẩn xác cũng phải được thực hiện như thêu hoa, phải căn cứ vào hoa văn khác nhau để sử dụng sợi thêu, kỹ xảo và phương pháp khác nhau.
“绣花”功夫
“绣花”功夫是习近平关于如何坚持精准方略、如何提高脱贫实效的生动比喻,在他看来,解决好“扶持谁、谁来扶、怎么扶、如何退”四个问题,全过程都要精准,有的甚至需要下一番“绣花”功夫。扶贫不是定了贫困户以后给他们几头羊、几袋种子,给他们盖房子或者搬走了事,而是要针对不同贫困户,帮助其解决不同的致贫原因。
根据精准扶贫精准脱贫的基本方略以及习近平的相关论述,可以从以下两个方面理解“绣花”的含义:一是扶贫政策要细化,要在具体的实践中做“细活”。习近平指出:“扶贫是大政策,大政策还要细化,就像绣花一样。”各地要按照中央关于脱贫攻坚的一系列顶层设计,根据地区发展情况,将有关政策做实做细。这就需要像“绣花”一样,一丝不苟地将具体的扶贫工作做精准。二是扶贫政策要有针对性,要因地制宜、分类施策。他指出,不同的地方、不同的贫困户有不同的扶法。贫有百样、困有千种,大水漫灌式扶贫很难奏效,必须采取更精准的措施。这意味着精准扶贫也需要像绣花一样,根据不同的图案,使用不同的绣线和技法。