Xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây

(Thoát nghèo chuẩn xác)

14-01-2021 | China.org.cn

Xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây

Xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây, tức là các tỉnh, thành phố phát triển ở miền Đông triển khai hợp tác và phối hợp với các vùng nghèo ở miền Tây trong việc xoá đói giảm nghèo, đó là một bố trí mang tính chế độ mà nhà nước đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu cả xã hội cùng giàu. Bắt đầu từ năm 1996, qua mấy lần điều chỉnh và biến đổi, xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây hiện nay đã hình thành cục diện làm việc do 9 tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), 5 thành phố trong Danh sách riêng về chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia là Đại Liên, Thanh Đảo, Ninh Ba, Hạ Môn, Thâm Quyến và 4 thành phố lớn hỗ trợ, giúp đỡ 10 tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương) ở miền Tây. Xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tâyđược triển khai với nhiều hình thức khác nhau, đã hình thành khung làm việc cơ bản lấy sự hỗ trợ của Chính phủ, sự hợp tác của các doanh nghiệp ở khu vực miền Đông với miền Tây, sự giúp đỡ của xã hội và sự ủng hộ về nhân tài làm chính. 

Kể từ khi thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây cho đến nay,cáctỉnh phát triển ở miền Đông vàcácvùng nghèo ở miền Tây không ngừng tìm tòi phương thức và mô hình xoá đói giảm nghèo trong thực tiễn cụ thể của công tác quản trị nạn nghèo, cụ thể có: Mô hình xoá đói giảm nghèo dựa vào sự hợp tác của các doanh nghiệp ở khu vực miền Đông với miền Tây, mô hình xoá đói giảm nghèo xây dựng cơ chế trao đổi cấp cao và mô hình xoá đói giảm nghèo tập trung vào những vùng nghèo trọng điểm.

Thứ nhất, mô hình xoá đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây dựa vào sự hợp tác của các doanh nghiệp ở khu vực miền Đông với miền Tây. Mô hình này là chỉ thông qua thúc đẩy sự hợp tác của các doanh nghiệp ở khu vực miền Đông với miền Tây, dẫn dắt sự phát triển của các doanh nghiệp tại các vùng nghèo, tạo sức sống thị trường tại các vùng nghèo, nâng cao tố chất của người lao động tại các vùng nghèo, giải quyết vấn đề nghèo khó ở các vùng lạc hậu. Ví dụ, 14 thành phố cấp địa khu của tỉnh Sơn Đông hỗ trợ, giúp đỡ 14 huyện nghèo trọng điểm quốc gia trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển của thành phố Trùng Khánh, trên cơ sở sự hợp tác của các doanh nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ. Bên cạnh đó, tích cực triển khai công tác xoá đói giảm nghèo bằng lực lượng xã hội, thúc đẩy lực lượng xã hội tham gia vào công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Thứ hai, mô hình xoá đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây xây dựng cơ chế trao đổi cấp cao. Mô hình này là chỉ hai bên miền Đông và miền Tây xây dựng và kiên trì cơ chế trao đổi giao lưu hiệu quả trong việc hợp tác và phối hợp xoá đói giảm nghèo. Ví dụ, từ năm 1996 đến năm 2019, mỗi năm tỉnh Phúc Kiến và khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ đều tổ chức một hội nghị liên tịch, đảm bảo phương châm lớn và phương hướng lớn cho sự hợp tác và phối hợp giữa Phúc Kiến và Ninh Hạ, đảm bảo hai bên được chia sẻ kịp thời những thông tin cần thiết, giao lưu học hỏi những quan niệm quản lý tiên tiến. Thông qua tăng cường sự kết nối giữa tỉnh với các cấp khu (quận), huyện, v.v. hai bên đã nâng cao hiệu quả của việc trao đổi trong một thời gian nhất định.

Thứ ba, mô hình xoá đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây tập trung vào những vùng nghèo trọng điểm. Mô hình này là chỉ phương thức xoá đói giảm nghèo coi những vùng nghèo nhất trong các vùng nghèo là trọng điểm xoá đói giảm nghèo. Ví dụ, năm 2010, dựa vào tình hình thực tế sự phát triển kinh tế - xã hội tụt hậu, tỷ lệ người nghèo cao và mức độ nghèo khó nghiêm trọng của hai thành phố Ulanqab và Xích Phong của khu tự trị Nội Mông Cổ, Bắc Kinh và Nội Mộng Cổ đã có những điều chỉnh về việc hợp tác và phối hợp xoá đói giảm nghèo giữa hai bên: Từ do Bắc Kinh hỗ trợ 8 minh (đơn vị hành chính ở Nội Mông Cổ, tương đương với thành phố cấp địa khu) điều chỉnh thành hỗ trợ trọng điểm 8 kỳ (huyện, thị xã) cho cả thành phố Ulanqab và Xích Phong.

Xoá đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi chiến lược “Phát triển mạnh miền Tây”, góp phần to lớn vào sự nghiệp giảm nghèo. Trong thực tiễn xoá đói giảm nghèo và phát triển, đã rút ra một số kinh nghiệm thành công: Một là xây dựng cơ chế trao đổi và giao lưu lâu dài về việc hợp tác và phối hợp xoá đói giảm nghèo giữa hai bên, đây là tiền đề để hai bên triển khai công tác xoá đói giảm nghèo; hai là coi trọng sự hợp tác của các doanh nghiệp ở khu vực miền Đông với miền Tây, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tạo sức sống thị trường tại các vùng nghèo một cách hiệu quả, khiến cho kinh tế của các vùng nghèo được phát triển; ba là coi trọng giao lưu nhân tài, nhân tài là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các vùng nghèo.

东西部扶贫协作

东西部扶贫协作,即东部发达省市与西部贫困地区结对开展扶贫协作,是国家为实现共同富裕目标作出的一项制度性安排。自1996年开始,经过几次调整和变动,东西部扶贫协作已形成目前9省(市)、5个计划单列市和4个大城市对口帮扶西部10个省(区、市)的工作格局。东西部扶贫协作形式多样,形成了以政府援助、企业合作、社会帮扶、人才支持为主的基本工作框架。

实施东西部扶贫协作工作以来,东部发达省份与西部贫困地区在结对治理贫困的具体实践中不断探索扶贫方式与模式,具体有:基于企业合作层面的扶贫模式、创建高层沟通机制的扶贫模式、选择贫困重点的扶贫模式。

其一,基于企业合作层面的东西部扶贫协作模式。指通过推动东西部地区的企业合作,带动贫困地区企业的发展,增强贫困地区的市场活力,提高贫困地区劳动力素质,解决落后地区的贫困问题。比如,山东省的14个地级市结对帮扶重庆市的14个国家扶贫开发工作重点县,在企业合作的基础上,争取政府援助。同时,积极开展社会帮扶,推动社会力量参与扶贫。

其二,创建高层沟通机制的东西部扶贫协作模式。指东西部扶贫协作双方创建与坚持有效的沟通交流机制。比如,1996年至2019年,福建省与宁夏回族自治区每年召开一次联席会议,确保闽宁协作中的大方针和大方向,保证双方及时获取需要的信息,交流学习先进管理理念。双方通过加强省到各区县各层级的对接,提高了沟通的时效性。

其三,集中于重点贫困地区的东西部扶贫协作模式。指将贫困地区中贫困程度更深的地区作为扶贫重点的扶贫方式。比如,2010年,根据内蒙古自治区乌兰察布市、赤峰市两地经济社会发展滞后、贫困面大、贫困面深的实际情况,京蒙扶贫协作作出了调整:由原来帮扶8个盟市调整为重点帮扶乌兰察布市与赤峰市各8个旗(县、市)。

东西部扶贫协作有力推动了“西部大开发”战略的实施,为减贫事业作出了巨大贡献。在扶贫开发实践中,形成了一些成功的经验:一是建立扶贫协作双方的长期沟通与交流机制,这是双方开展扶贫工作的前提;二是重视企业合作,企业的发展能迅速而有效地激活贫困地区的市场活力,发展贫困地区经济;三是注重人才交流,人才是贫困地区可持续发展的保障。