Xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định

(Thoát nghèo chuẩn xác)

14-01-2021 | China.org.cn

Xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định

Xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định, là chỉ mô hình xoá đói giảm nghèo theo kiểu “tạo máu” mà các cơ quan Đảng và nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và đoàn thể xã hội tận dụng nguồn lực của mình, lấy huyện nghèo trọng điểm ở các vùng nghèo làm đối tượng hỗ trợ chủ yếu, hợp tác với vùng nghèo để giúp cho vùng nghèo thoát nghèo và làm giàu, với mục đích là thúc đẩy các cơ quan Đảng và nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp và đoàn thể xã hội tham giavào công tác xoá đói giảm nghèo. Đó là bộ phận cấu thành quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển đặc sắc Trung Quốc. Ngày 8 tháng 11 năm 2012, tám cơ quan gồm Văn phòng Xoá đói giảm nghèo Quốc vụ viện, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, v.v. cùng ấn hành “Thông tư về việc làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định vòng mới của các cơ quan Trung ương, các cơ quan nhà nước và các đơn vị liên quan”, xác định đối tượng hỗ trợ trong công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định vòng mới. Có tới 310 cơ quan Trung ương và nhà nước,v.v. tham giavào công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định, lần đầu tiên thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định tại tất cả 592 huyện nghèo trọng điểm quốc gia trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển.

Dựa vào sự khác nhau về điểm can thiệp trong công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định, có thể chia phương thức xoá đói giảm nghèo khác nhau trong thực tiễn thành: Mô hình xoá đói giảm nghèo lấy hỗ trợ dự án làm điểm can thiệp, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy phát triển ngành nghề làm điểm nhấn, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy sự phát triển của doanh nghiệp làm đòn bẩy và mô hình xoá đói giảm nghèo lấy một đơn vị hỗ trợ một đối tượng chỉ định làm biện pháp.

Thứ nhất, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy hỗ trợ dự án làm điểm can thiệp. Trong mô hình này, chủ thể thực hiện xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định giúp vùng nghèo giải quyết vấn đề nghèo khó thông qua hình thức hỗ trợ những dự án thích hợp cho sự phát triển của địa phương. Ví dụ, Bộ Thuỷ lợi triển khai công tác xoá đói giảm nghèo lấy hỗ trợ dự án làm chính tại những huyện nghèo chỉ định, áp dụng phương thức “hỗ trợ dự án, ủng hộ nguồn vốn”, thực hiện công trình thuỷ lợi dân sinh lấy xây dựng “sáu dự án lớn” làm trọng điểm, giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi đồng ruộng, bộ mặt làng và môi trường làng, giáo dục, v.v. cho địa phương, hiệu quả xoá đói giảm nghèo rất rõ rệt.

Thứ hai, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy phát triển ngành nghề làm điểm nhấn. Mô hình này lấy phát triển ngành nghề làm trọng điểm, thông qua việc thúc đẩy cải thiện cơ cấu ngành nghề địa phương, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế địa phương, nâng cao năng lực phát triển của nông dân, thực hiện sự phát triển bền vững của vùng nghèo, giải quyết vấn đề nghèo khó. Ví dụ, tại những huyện nghèo chỉ định phải hỗ trợ như huyện Quang Sơn, huyện Giai, thị xã Tỉnh Cương Sơn, huyện Vĩnh Tân, huyện Nguỵ, huyện Anh Sơn, huyện Chử Thuỷ, v.v. Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp các nguồn lực khoa học công nghệ, tập trung vào việc đột phá kỹ thuật then chốt, coi trọng vai trò mẫu mực của khoa học công nghệ, chỉ đạo công tác xoá đói giảm nghèo bằng khoa học công nghệ của các địa phương, đã thúc đẩy sự phát triển ngành nghề đặc sắc ở vùng nghèo.

Thứ ba, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy sự phát triển của doanh nghiệp làm đòn bẩy. Mô hình này lấy việc hỗ trợ những doanh nghiệp hàng đầu ở vùng nghèo làm sự dẫn dắt, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế địa phương, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, giải quyết vấn đề nghèo khó. Đại diện điển hình cho mô hình này là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc hỗ trợ huyện Đài Tiền – một địa phương được chỉ định. Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc nhận nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tại huyện Đài Tiền tỉnh Hà Nam, phát huy thế mạnh về ngành dầu mỏ và ngành hoá dầu, hỗ trợ doanh nghiệp hàng đầu của địa phương — Công ty Hoá dầu Hằng Nhuận thành phố Bộc Dương, dẫn dắt sự phát triển của ngành dầu mỏ và ngành hoá dầu ở địa phương, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập cho nông dân.

Thứ tư, mô hình xoá đói giảm nghèo lấy một đơn vị hỗ trợ một đối tượng chỉ định làm biện pháp. Dưới sự thúc đẩy của công tác xoá đói giảm nghèo và sự chỉ đạo vĩ mô của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, chính quyền cấp thành phố, cấp huyện ở vùng nghèo tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước, đã tìm tòi những mô hình phát triển xoá đói giảm nghèo bằng lực lượng xã hội phù hợp với đặc điểm của địa phương như “hỗ trợ đối tượng chỉ định”, “một đơn vị hỗ trợ một đối tượng chỉ định”, v.v. Ví dụ, huyện Phủ Cốc thành phố Du Lâm tỉnh Thiểm Tây đã sáng tạo phương thức xoá đói giảm nghèo “3331”. Tức tận dụng thời gian 3 năm, mỗi năm hỗ trợ ít nhất 3 nghìn hộ nghèo, thực hiện công tác hỗ trợ “3 đến tận” tức đến tận làng, đến tận hộ và đến tận người, thực hiện 1 mục tiêu là toàn bộ người nghèo của huyện thoát nghèo thành công về mặt tổng thể. 

定点扶贫

定点扶贫,是指党政机关、企事业单位和社会团体利用自己的资源,以贫困区域的重点贫困县为主要帮扶对象,与贫困地区合作以帮助其脱贫致富的一种开发式扶贫模式,其目的是促进党政机关、企事业单位和社会团体参与扶贫工作。这是中国特色扶贫开发工作的重要组成部分。2012年11月8日,国务院扶贫办、中组部等八部门联合印发《关于做好新一轮中央、国家机关和有关单位定点扶贫工作的通知》,确定了新一轮定点扶贫结对关系。参与定点扶贫的中央和国家机关等单位达到310个,第一次实现了定点扶贫工作对592个国家扶贫开发工作重点县的全覆盖。

依据定点扶贫工作介入点的不同,可以将实践中的不同扶贫方式分为:以项目扶持为介入点的扶贫模式、以产业开发为着力点的扶贫模式、以企业发展为推手的扶贫模式、以结对帮扶为手段的扶贫模式。

其一,以项目扶持为介入点的定点扶贫模式。在该模式下,定点扶贫主体以扶持适合当地发展项目的形式帮助其解决贫困问题。水利部在其定点贫困县开展以项目帮扶为主的扶贫工作,采取“项目扶持、资金支持”的方式,实施以“六大工程”建设为重点的民生水利工程,解决当地的基础设施、农田水利、村容村貌、教育等问题,扶贫成效明显。

其二,以产业开发为着力点的定点扶贫模式。这种模式以产业开发为重点,通过促进当地产业结构改善,带动地区经济发展,提高农民发展能力,实现落后地区的可持续发展,解决贫困问题。科技部在光山、佳县、井冈山、永新、魏县、英山、柞水等定点帮扶县,整合科技资源,聚焦关键技术攻关,重视科技示范作用,指导各地科技扶贫工作,促进了贫困地区特色产业发展。

其三,以企业发展为推手的定点扶贫模式。这种模式以扶持贫困地区的龙头企业为引领,带动地区经济发展,转移农业劳动力,解决贫困问题。该模式以中国石油天然气集团公司定点帮扶台前县为典型代表。2007年,中国石油天然气集团公司承接河南省台前县定点扶贫任务,发挥石油石化行业优势,扶持当地龙头企业——濮阳市恒润石化公司,带动当地石油石化产业发展,促进经济增长和农民增收。

其四,以结对帮扶为手段的扶贫模式。在中央、省级部门的扶贫推动与宏观指导下,贫困地区的市、县级政府积极响应国家的号召,探索了诸如“对口帮扶”“结对助困”等适合本地区特点的社会扶贫发展模式。例如,陕西省榆林府谷县创造了“3331”的扶贫方式。即利用3年时间,每年至少帮扶3000

户,做到帮扶到村、到户、到人“三到位”,实现全县贫困人口整体脱贫这一目标。