Cục diện xoá đói giảm nghèo tổng thể
“Chung sức chung lòng, có thể dời cả núi Thái Sơn”. Thoát nghèo làm giàu không những là chuyện của các vùng nghèo, mà cũng là trách nhiệm chung của toàn Đảng và toàn xã hội, phải động viên rộng rãi và hội tụ sức mạnh của toàn xã hội, đẩy nhanh hình thành cục diện xoá đói giảm nghèo tổng thể “Ba trong một” với sự kết hợp hữu cơ và sự ủng hộ lẫn nhau giữa nhiều lực lượng, nhiều giải pháp như xoá đói giảm nghèo bằng cách thực hiện các chương trình riêng, xoá đói giảm nghèo bằng phương thức các ngành cùng tham gia và xoá đói giảm nghèo bằng lực lượng xã hội, v.v.
Trước hết là tăng cường xoá đói giảm nghèo bằng sự hợp tác và phối hợp giữa miền Đông và miền Tây, dẫn dắt khu vực miền Đông tăng cường mức độ hỗ trợ khu vực miền Tây. Khu vực miền Đông không những phải hỗ trợ tiền, vật phẩm, càng phải thúc đẩy hợp tác ngành nghề, thúc đẩy nhân tài, nguồn vốn và kỹ thuật của khu vực miền Đông chuyển về các vùng nghèo, khai thác đầy đủ thế mạnh về nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên của các vùng nghèo, thực hiện hai bên cùng thắng; không những phải thúc đẩy hợp tác và phối hợp ở cấp độ tỉnh, mà còn phải thúc đẩy hợp tác và phối hợp ở cấp độ thành phố và huyện. Thứ hai là thúc đẩy xây dựng cơ chế các cơ quan Đảng và chính quyền thực hiện xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định, ủng hộ các cơ quan tích cực hoàn thành nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định. Những năm gần đây, những đơn vị gánh vác nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định như các bộ ngành của cơ quan Trung ương và nhà nước, các đoàn thể nhân dân, v.v. đã làm được nhiều việc xoay quanh công tác xoá đói giảm nghèo, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển. Trọng tâm công tác sau này là xoay quanh việc xây dựng chế độ, xác định rõ ràng trách nhiệm cho các đơn vị, xây dựng cơ chế sát hạch đánh giá. Thứ ba là khuyến khích doanh nghiệp nhà nước gánh vác nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo và phát triển nhiều hơn. Gánh vác nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tại địa phương chỉ định, là trách nhiệm chính trị của doanh nghiệp Trung ương, không thể cẩu thả chút nào.
Luôn ở bên nhau và giúp đỡ lẫn nhau, cứu kẻ lâm nguy và trợ giúp người nghèo là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Sau này, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, học hỏi tham khảo những cách làm thành công của các nước khác, đổi mới sáng tạo chế độ sự nghiệp từ thiện, động viên lực lượng toàn xã hội tham gia rộng rãi vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, khuyến khích và ủng hộ các loại doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia vào công tác công kiên thoát nghèo. Bên cạnh đó, tích cực thúc đẩy xoá đói giảm nghèo bằng lực lượng xã hội hướng về cấp cơ sở, thúc đẩy các nguồn lực được hỗ trợ chuyển về các làng nghèo và hộ nghèo, thực hiện sự kết nối hiệu quả với chính sách xoá đói giảm nghèo chuẩn xác.
大扶贫格局
“人心齐,泰山移”。脱贫致富不仅仅是贫困地区的事,也是全党全社会的共同责任,需要广泛动员和凝聚全社会力量,加快形成专项扶贫、行业扶贫、社会扶贫等多方力量、多种举措有机结合和互为支撑的“三位一体”大扶贫格局。
首先是强化东西部扶贫协作,引导东部地区加大对西部地区的帮扶力度。东部地区不仅要帮钱帮物,更要推动产业层面的合作,推动东部地区人才、资金、技术向贫困地区流动,充分发掘贫困地区的劳动力资源与自然资源优势,实现双方共赢;不仅要推动省级层面协作,而且要推动市县层面协作。其次是推进党政机关定点扶贫机制建设,支持各部门积极完成所承担的定点扶贫任务。近年来,中央和国家机关各部门、人民团体等承担定点扶贫任务的单位,围绕扶贫做了不少事情,为扶贫开发作出了重要贡献。今后的工作重点是围绕制度建设,明确各单位责任,建立考核评价机制。第三是鼓励国有企业承担更多扶贫开发任务。承担定点扶贫任务,是中央企业的政治责任,不能有丝毫含糊。
守望相助、扶危济困是中华民族的传统美德。今后,中国将继续深入研究、借鉴其他国家的成功做法,创新慈善事业制度,动员全社会力量广泛参与扶贫事业,鼓励支持各类企业、社会组织、个人参与到脱贫攻坚工作中来。同时,积极推动社会扶贫重心下沉,促进帮扶资源向贫困村和贫困户流动,实现同精准扶贫政策的有效对接。