Cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo

Thực hiện xoá đói giảm nghèo chuẩn xác và công kiên thoát nghèo, điều then chốt là con người. Công tác xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc đã bước vào thời đại xoá đói giảm nghèo chuẩn xác, biện pháp cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo phát huy vai trò không thể thay thế được trong công tác xoá đói giảm nghèo chuẩn xác. Năm 2013, trong “Ý kiến về việc sáng tạo cơ chế và thúc đẩy vững chắc công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển ở nông thôn”, nhà nước đề xuất đặt việc kiện toàn cơ chế cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo làm một trong sáu biện pháp sáng tạo về cơ chế trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển, yêu cầu các tỉnh (khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương) xây dựng rộng rãi chế độ đội (tổ) công tác đóng tại làng trên cơ sở làm việc vốn có. Đảm bảo chắc chắn mỗi một làng nghèo đều có đội (tổ) công tác đóng tại làng, mỗi một hộ nghèo đều có cán bộ chịu trách nhiệm hỗ trợ. Tháng 3 năm 2014, Tổ Lãnh đạo Xoá đói giảm nghèo và Phát triển Quốc vụ viện tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 2, lại yêu cầu các địa phương kết hợp công tác cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo với hoạt động thực tiễn giáo dục về đường lối quần chúng của Đảng đợt thứ 2, nghiêm túc rút kinh nghiệm hỗ trợ xoá đói giảm nghèo hiện có, tuyển chọn những cán bộ giàu kinh nghiệm, có năng lực, hiểu về công tác xoá đói giảm nghèo, khéo giao lưu với nông dân xuống mỗi một làng nghèo vào nửa đầu năm 2014.

Biện pháp cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo có vai trò chủ yếu như sau: Thứ nhất, biện pháp cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo đã hoàn thiện cơ cấu quản trị của làng nghèo. Trong tình huống thiếu sự giám sát, hiện tượng ưu đãi người thân, bạn bè trong việc phân bổ nguồn lực xoá đói giảm nghèo khá phổ biến, điều này đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cán bộ và quần chúng, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả xoá đói giảm nghèo. Các thành viên trong đội công tác đóng tại làng đến từ ngoài làng, họ không có quan hệ lợi ích trực tiếp với làng, điều này đã đảm bảo đội công tác có thể tham gia vào các công việc của làng với tư cách là người khách quan, công bằng. Trong việc nhận dạng hộ nghèo, sử dụng nguồn lực xoá đói giảm nghèo và phát triển ngành nghề, đội công tác đóng tại làng và tổ chức cấp làng vừa phối hợp với nhau, lại giám sát lẫn nhau, từ đó đã cải thiện cục diện quản trị cấp làng. Thứ hai, biện pháp cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo đã huy động các nguồn lực xoá đói giảm nghèo một cách hiệu quả hơn. Đội công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo đóng tại làng đến từ cơ quan cấp trên, có năng lực mạnh hơn trong việc huy động các nguồn lực, sự tham gia của họ đã tạo thêm rất nhiều nguồn lực hỗ trợ xoá đói giảm nghèo. Thứ ba, biện pháp cử cán bộ xuống làng để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo đã thúc đẩy sự phát triển ngành nghề và hoàn thành nhiệm vụ công kiên thoát nghèo của các làng nghèo. Sau khi đóng tại các làng nghèo, dựa vào đặc điểm và vấn đề của làng, đội công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo khó, và đưa ra quy hoạch phát triển tương ứng, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề và xây dựng cơ sở vật chất văn hoá cho nông dân. Dưới sự ủng hộ của đội công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo đóng tại làng, các làng nghèo đã hình thành sách lược thoát nghèo và phát triển cũng như phương án thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo tuỳ từng hộ. 

驻村帮扶

精准扶贫和脱贫攻坚的关键是人。中国的扶贫工作进入了精准扶贫时代,驻村帮扶在精准扶贫中发挥了无可替代的作用。2013年,在《关于创新机制扎实推进农村扶贫开发工作的意见》中,国家提出将健全干部驻村帮扶机制作为六项扶贫开发工作机制创新之一,要求在各省(自治区、直辖市)现有工作基础上,普遍建立驻村工作队(组)制度。确保每个贫困村都有驻村工作队(组),每个贫困户都有帮扶责任人。2014年3月,国务院扶贫开发领导小组召开第二次全体会议,进一步要求各地把驻村帮扶工作和第二批党的群众路线教育实践活动结合起来,认真总结现有帮扶经验,选拔有经验、有能力、懂扶贫、善于同农民打交道的干部,在2014年上半年派驻到每个贫困村。

其主要作用体现在:第一,驻村帮扶完善了贫困村的治理结构。在缺少监督的情况下,扶贫资源分配中优亲厚友的现象比较普遍,这影响了干群关系,也影响了扶贫的效果。驻村帮扶的工作队员来自村庄之外,他们与村庄没有直接的利益关联,这保证了驻村工作队可以在村庄中以客观公正的身份参与村庄事务。在贫困户识别、扶贫资源使用和产业发展中,驻村工作队和村级组织既相互配合,又相互监督,从而改善了村级治理格局。第二,驻村帮扶实现了更有效的扶贫资源动员。驻村帮扶工作队来自上级机关,具有更强的资源动员能力,他们的加入大大增加了贫困村的帮扶资源。第三,驻村帮扶推动了贫困村的产业发展和脱贫攻坚任务的完成。在进驻贫困村以后,驻村帮扶工作队都会根据贫困村的特点和问题,深入分析其致贫原因,并提出相应的发展规划,包括基础设施发展、产业发展和农民文化设施建设。在驻村帮扶工作队的支持下,贫困村形成了脱贫发展的策略和因户施策的扶贫方案。