“Bốn vấn đề”
Lấy phương châm và sách lược xoá đói giảm nghèo chuẩn xác để thực hiện “Hai không phải lo lắng và ba bảo đảm”, xoá bỏ nạn nghèo tuyệt đối, so với hệ thống quản trị nạn nghèo trước đây thì điều này không chỉ đơn giản là một vấn đề khó khăn, không những đòi hỏi tăng cường đầu tư nguồn lực, mà còn phải sáng tạo kỹ thuật trong thực tiễn xoá đói giảm nghèo. Trước hết, là một chính sách xã hội được thực hiện từ trên xuống dưới, chính bản thân xoá đói giảm nghèo chuẩn xác phải đứng trước rủi ro cơ cấu quản lý đa cấp có thể dẫn đến sự chệch hướng của chính sách. Thứ hai, dưới thể chế quản trị nạn nghèo hiện nay do và chỉ có thể do Chính phủ chủ đạo, nhu cầu giảm nghèo đa nguyên hoá của nhóm người nghèo cũng đứng trước tình trạng khó khăn “Chính phủ mất đi tác dụng”. Thứ ba, do sự tồn tại khách quan của những vấn đề như thông tin quản trị giữa các cấp không cân xứng, v.v. cũng khó có thể tránh khỏi những hành vi chủ nghĩa cơ hội của chính quyền địa phương, đối tượng xoá đói giảm nghèo, v.v. Tất cả những điều đó đều đã gây trở ngại khách quan cho “sự chuẩn xác”. Trong thực tiễn cụ thể, những vấn đề nan giải đó được thể hiện tập trung ở bốn vấn đề “Hỗ trợ những ai, những ai hỗ trợ, hỗ trợ thế nào, ra khỏi danh sách như thế nào”. Lấy những luận điểm của Tập Cận Bình về xoá đói giảm nghèo làm nguyên tắc căn bản, công kiên thoát nghèo đã phá bỏ một cách hệ thống những trở ngại mà 4 vấn đề đó phải đối mặt trong thực tiễn.
Nói một cách cụ thể, muốn giải quyết tốt vấn đề “hỗ trợ những ai” thì phải kiên trì xoá đói giảm nghèo chuẩn xác, thoát nghèo chuẩn xác, triển khai công tác nhận dạng theo từng làng, từng hộ, lập sổ đăng ký hồ sơ cho những làng nghèo, những hộ nghèo đã được nhận dạng, thông qua việc “Quay đầu nhìn lại” và nhận dạng, điều chỉnh mà không ngừng nâng cao tỷ lệ chuẩn xác trong việc nhận dạng. Muốn giải quyết tốt vấn đề “những ai hỗ trợ” thì điều then chốt là ở việc thực hiện trách nhiệm đến tận người. Cả nước đã cử tổng cộng hơn 3 triệu cán bộ trong các cơ quan cấp huyện trở lên, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước xuống làng để tham gia vào công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, lực lượng xoá đói giảm nghèo ở tuyến đầu cấp cơ sở được tăng cường rõ rệt, đã làm thông suốt “Một cây số cuối cùng” trong xoá đói giảm nghèo chuẩn xác. Muốn giải quyết tốt vấn đề “hỗ trợ thế nào” thì phải thực hiện chương trình “Thoát nghèo theo năm loạt”, tức là thực hiện thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng cách phát triển sản xuất, thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng cách tái định cư, thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng cách bù đắp sinh thái, thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng cách phát triển giáo dục và thoát nghèo cho một loạt người nghèo bằng cách bảo đảm an sinh xã hội cơ bản, kê đúng “đơn thuốc”, nhổ sạch “gốc rễ của nạn nghèo”. Muốn giải quyết tốt vấn đề “ra khỏi danh sách như thế nào”, một là phải thiết lập thời gian biểu, thực hiện huyện nghèo ra khỏi danh sách huyện nghèo một cách có trật tự; hai là sắp xếp thời gian hoãn xung, tiếp tục thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo đối với những huyện nghèo đã thoát nghèo trong một thời gian nhất định; ba là thực hiện đánh giá nghiêm ngặt, nghiệm thu theo mức chuẩn thoát nghèo; bốn là thực hiện xoá tên trong sổ đăng ký cho từng hộ, thực hiện thoát nghèo đến tận người.
“四个问题”
以精准扶贫方略来实现“两不愁三保障”,消除绝对贫困,这相对于此前的贫困治理体系而言,不啻是一个难题,不仅需要加大资源的投入力度,而且需要在扶贫实践技术层面进行创新。首先,精准扶贫作为一项自上而下推行的社会政策,其本身就面临科层结构造成政策走样的风险。其次,在目前由且只能由政府主导的贫困治理体制下,贫困人群多元化的减贫需求亦面临“政府失灵”的困境。再次,由于层级治理信息不对称等问题的客观存在,地方政府、扶贫对象等的机会主义行为也难以避免。这些都构成了“精准”的客观障碍。在具体实践中,这些难题集中体现为“扶持谁、谁来扶、怎么扶、如何退”四个问题。以习近平扶贫论述为根本遵循,脱贫攻坚系统性地破解了这四个问题在实践中面临的各种障碍。
具体而言,解决好“扶持谁”问题,要坚持精准扶贫、精准脱贫,逐村逐户开展贫困识别,对识别出的贫困村、贫困户建档立卡,通过“回头看”和甄别调整,不断提高识别准确率。解决好“谁来扶”问题,关键在于责任落实到人。全国累计选派300多万县级以上机关、国有企事业单位干部参加驻村帮扶,一线扶贫力量明显加强,打通了精准扶贫“最后一公里”。解决好“怎么扶”问题,要实施“五个一批”工程,即发展生产脱贫一批、易地搬迁脱贫一批、生态补偿脱贫一批、发展教育脱贫一批、社会保障兜底一批,开对“药方子”,拔掉“穷根子”。解决好“如何退”问题,一是设定时间表,实现贫困县有序退出;二是留出缓冲期,在一定时间内实行摘帽不摘政策;三是实行严格评估,按照摘帽标准验收;四是实行逐户销号,做到脱贫到人。