Bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển

Tập Cận Bình chỉ ra, mâu thuẫn chủ yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc đã có sự thay đổi trong thời đại mới, Trung Quốc cần có phương châm và sách lược phát triển mới, mục tiêu chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc hiện nay là hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, trọng tâm của chiến lược là ở việc bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển, trong đó, công tác xoá đói giảm nghèo lại là lĩnh vực yếu kém nhất.

Tư duy “Bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển” là một khâu then chốt để hiểu về phương pháp tư duy của Tập Cận Bình về công tác xoá đói giảm nghèo, năm 2004 thì Bí thư Tỉnh uỷ Chiết Giang đương nhiệm Tập Cận Bình đã đề xuất phương pháp tư duy “Bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển” ở cấp độ tỉnh: “Hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, không những nhấn mạnh ‘khá giả’, mà điều quan trọng hơn, khó thực hiện được hơn là ‘toàn diện’. ‘Khá giả’ là chỉ mức độ phát triển, ‘toàn diện’ là chỉ tính cân bằng, tính nhịp nhàng và tính bền vững của sự phát triển.”

Chiến lược phát triển “Bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển” là sự giữ vững lập trường cơ bản chủ nghĩa Mác, đồng thời cũng là sự sáng tạo và phát triển Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Tập Cận Bình chỉ ra, “Có thực hiện được khá giả hay không, điều then chốt là ở bà con nông dân”, “Bù đắp các mặt yếu kém về dân sinh trong phát triển, thúc đẩy xã hội công bằng chính nghĩa”, tất cả những điều đó đã thể hiện suy nghĩ sâu sắc của Tập Cận Bình về cái gì là phát triển, cái gì là xã hội khá giả. 

补短板

习近平指出,中国经济社会发展的主要矛盾在新时代发生了变化,需要新的发展方略。当前中国经济社会发展的战略目标是全面建成小康社会,战略重点在于补齐短板,扶贫工作则是其中最薄弱的领域。

“补短板”思维是理解习近平扶贫工作思维方法的一个关键。早在2004年时,时任浙江省委书记的习近平就在省域层面提出“补短板”的思维方法:“全面建成小康社会,强调的不仅是‘小康’,而且更重要也更难做到的是‘全面’。‘小康’讲的是发展水平,‘全面’讲的是发展的平衡性、协调性、可持续性。”

“补短板”的发展战略是对马克思主义基本立场的坚守,同样也是对中国特色社会主义的创新和发展。习近平指出,“小康不小康,关键看老乡”,“在发展中补齐民生短板、促进社会公平正义”,体现了他对于什么是发展,什么是小康社会的深刻思考。