Huyện nghèo

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Huyện nghèo

Từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX, khi Trung Quốc triển khai công cuộc xoá đói giảm nghèo và phát triển có tổ chức, có kế hoạch, quy mô lớn trong phạm vi toàn quốc cho đến nay, một cách làm cơ bản là lấy những huyện có tỷ lệ nghèo khó khá cao, mức độ nghèo khó khá nghiêm trọng làm đơn vị tổ chức cơ bản trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo và phát triển. Đó là vì cấp huyện là tổ chức cơ sở kiện toàn nhất về cơ cấu tổ chức, mạnh nhất về chức năng quản lý công cộng trong cơ cấu tổ chức hành chính cơ sở của Trung Quốc, là khâu nối liền trên dưới quan trọng nhất, có khoảng cách gần nhất với các làng nghèo và người nghèo, có lợi cho việc triển khai các công tác nhằm vào xoá đói giảm nghèo và phát triển. Ngoài ra, lấy những huyện có tỷ lệ nghèo khó khá cao, mức độ nghèo khó khá nghiêm trọng làm đơn vị trọng điểm trong xoá đói giảm nghèo và phát triển, có lợi cho việc đưa những người nghèo chiếm tỷ lệ tương đối cao vào phạm vi công tác xoá đói giảm nghèo, tập trung các nguồn lực để hỗ trợ.

Năm 1986, nhà nước lần đầu tiên xác định danh sách các huyện nghèo, và lấy huyện làm đơn vị, lấy thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 150 NDT và thu nhập ròng bình quân đầu người ở vùng dân tộc thiểu số thấp hơn 200 NDT năm 1985 làm mức chuẩn, xác định 331 huyện nghèo trọng điểm mà nhà nước phải hỗ trợ. Năm 1994 công bố “Chương trình công kiên xoá đói giảm nghèo Bát Thất quốc gia (Giai đoạn 1994 – 2000)”, lần thứ hai xác định danh sách các huyện nghèo, đưa toàn bộ những huyện thu nhập ròng bình quân đầu người của nông dân trong toàn huyện thấp hơn 400 NDT năm 1992 vào danh sách các huyện nghèo cấp quốc gia, những huyện nghèo cao hơn 700 NDT đều ra khỏi danh sách. Sự điều chỉnh lần này đã xác định 592 huyện nghèo trọng điểm mà nhà nước phải hỗ trợ. Năm 2001, nhà nước ban hành “Đề cương xoá đói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn Trung Quốc (Giai đoạn 2001 – 2010)”, một lần nữa điều chỉnh các huyện nghèo trọng điểm mà nhà nước phải hỗ trợ, đổi tên huyện nghèo thành huyện nghèo trọng điểm quốc gia trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển với quy mô tổng thể vẫn là 592 huyện.

Năm 2011, “Đề cương xoá đói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn Trung Quốc (Giai đoạn 2011 – 2020)” xác định 14 vùng đặc biệt khó khăn tập trung liên vùng (gọi tắt là vùng đặc biệt khó khăn liên vùng) là chiến trường chính trong công kiên thoát nghèo, bao gồm 680 huyện nghèo trọng điểm. Những huyện này cùng với những huyện nghèo trọng điểm quốc gia trong công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển mà không nằm trong phạm vi những vùng đặc biệt khó khăn liên vùng có tổng số 832 huyện, được gọi chung là “huyện nghèo”. Những huyện nghèo mà nhà nước xác định đến năm 2020 phải thoát nghèo thành công chính là 832 huyện kể trên.

贫困县

中国自20世纪80年代中期在全国范围内开展有组织、有计划、大规模扶贫开发以来,一个基本做法是将贫困面较大、贫困程度较深的县作为实施扶贫开发的基本组织单位。这是因为,县一级是中国基层行政建制中组织机构最全、公共管理职能最强的基层组织,是承上启下的最重要环节,离贫困村、贫困人口的距离最近,有利于开展有针对性的扶贫开发工作。此外,将贫困面较大、贫困程度较重的县作为扶贫开发的重点单位,有利于将较大比重的贫困人口纳入扶贫工作范围,集中力量进行扶持。

1986年国家第一次确定贫困县,并以县为单位,以1985年年人均收入低于150元和少数民族地区年人均纯收入低于200元为标准,确定了331个国家重点扶持贫困县。1994年颁布的《国家八七扶贫攻坚计划(1994—2000年)》第二次确定贫困县,将1992年全县农民人均纯收入低于400元的县全部纳入国家级贫困县,原来的贫困县高于700元的一律退出。这次调整确定了592个国家重点扶持贫困县。2001年国家颁布《中国农村扶贫开发纲要(2001—2010年)》对国家重点扶持贫困县再次进行调整,改称国家扶贫开发工作重点县,总体规模仍保持592个。

2011年《中国农村扶贫开发纲要(2011—2020年)》确定14个集中连片特殊困难地区(简称连片特困地区)作为扶贫攻坚主战场,覆盖680个重点县。这些县加上没有在片区范围的国家扶贫开发工作重点县共832个,统称“贫困县”。国家确定2020年贫困县全部摘帽的就是这832个县。