“Một cây số cuối cùng”

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

“Một cây số cuối cùng”

“Một cây số cuối cùng” vốn là chỉ đoạn đường cuối cùng trong một cuộc hành trình lặn lội đường xa, nghĩa bóng là chỉ bước then chốt cuối cùng trong việc hoàn thành một công việc nào đó. Bấy lâu nay, công tác xoá đói giảm nghèo và phát triển luôn gặp phải vấn đề nan giải “Một cây số cuối cùng”.

Trong nhiều trường hợp, Tập Cận Bình chỉ ra phải thực thi công trình nâng cấp làng nghèo, vun đắp, phát triển lớn mạnh kinh tế tập thể, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, làm thông suốt “Một cây số cuối cùng” trong việc thực hiện chính sách công kiên thoát nghèo. Đó chính là đặt trọng tâm công kiên thoát nghèo vào việc cải thiện điều kiện sản xuất và sinh sống, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng như đồng ruộng, thuỷ lợi, giao thông và viễn thông, v.v. cũng như xây dựng dịch vụ công cộng như đào tạo kỹ thuật, giáo dục và y tế, v.v. đặc biệt là phải giải quyết tốt vấn đề “Một cây số cuối cùng” như thực hiện các chính sách đến tận làng, đến tận hộ, v.v. Ủng hộ nông dân ở các vùng nghèo làm việc, khởi nghiệp tại địa phương hoặc nơi khác, đây là biện pháp tăng thu nhập trực tiếp nhất, hiệu quả nhất trong thời gian ngắn. Chính quyền nơi cung cấp lao động và chính quyền nơi tuyển dụng lao động phải cố gắng tìm cách, làm nhiều việc thiết thực cho người nghèo ra ngoài làm việc.

Nhằmtăng cường lực lượng công tác trong tuyến đầu công kiên thoát nghèo, Trung ương Đảng yêu cầu mỗi một làng nghèo đều phải có đội công tác đóng

tại làng, mỗi một hộ nghèo đều phải có cán bộ chịu trách nhiệm hỗ trợ. Tính đến tháng 4 năm 2019, cả nước đã cử tổng cộng hơn 3 triệu cán bộ trong các cơ quan cấp huyện trở lên, các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước xuống làng để tham gia vào công tác hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, 206 nghìn Bí thư thứ nhất đang làm việc tại các làng nghèo và 700 nghìn cán bộ đang đóng tại các làng nghèo. Họ tích cực đưa ra các biện pháp, làm việc thiết thực cho quần chúng, thúc đẩy các chính sách, biện pháp xoá đói giảm nghèo được thực hiện đến nơi đến chốn, đã làm thông suốt “Một cây số cuối cùng” trong xoá đói giảm nghèo chuẩn xác. 

“最后一公里”

“最后一公里”原指完成长途跋涉的最后一段里程,被引申为完成一件事情最后的关键性步骤。长期以来,扶贫开发工作就受困于“最后一公里”的问题。

习近平在多个场合指出,要实施贫困村提升工程,培育壮大集体经济,完善基础设施,打通脱贫攻坚政策落实“最后一公里”。即把脱贫攻坚重点放在改善生产生活条件上,着重加强农田水利、交通通信等基础设施建设和技术培训、教育医疗等公共服务建设,特别是要解决好入村入户等“最后一公里”问题。支持贫困地区农民在本地或外出务工、创业,这是短期内增收最直接见效的办法。劳务输出地政府和输入地政府,对贫困人口外出务工要多想办法、多做实事。

为加强脱贫攻坚一线工作力量,中央要求,每个贫困村都要派驻村工作队,每个贫困户都要有帮扶责任人。截至2019年4月,全国累计选派300多万县级以上机关、国有企事业单位干部参加驻村帮扶,在岗的第一书记20.6万人、驻村干部70万人。他们积极帮助群众出主意干实事,推动扶贫政策措施落地落实,打通了精准扶贫“最后一公里”。