Hiệu ứng vách núi (Cliff Effect)

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Hiệu ứng vách núi  (Cliff Effect)

Trong thực tiễn công kiên thoát nghèo, một số địa phương đã cố tình hay vô tình nâng cao mức chuẩn xoá đói giảm nghèo, thậm chí các khu vực khác nhau so bì nhau xem ai có mức chuẩn cao hơn, đưa ra những cam kết không thiết thực đối với các hộ nghèo, đặt ra các chỉ tiêu đánh giá mang tính địa phương rõ ràng vượt quá mức chuẩn “Hai không phải lo lắng và ba bảo đảm”. Những cách làm này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn giữa những hộ nghèo và không nghèo, do đó xuất hiện “hiệu ứng vách núi”. Một số địa phương đã đưa ra rất nhiều chỉ tiêu nghiệm thu cứng nhắc trong việc làng nghèo và huyện nghèo ra khỏi danh sách nghèo, và cũng tồn tại vấn đề không ngừng nâng cao chỉ tiêu nghiệm thu, có một số chỉ tiêu thực sự không liên quan trực tiếp đến “Hai không phải lo lắng và ba bảo đảm” cũng như việc những chỉ tiêu chủ yếu về dịch vụ công cộng cơ bản xấp xỉ đạt mức trung bình của toàn quốc. Điều đó dẫn đến việc một số huyện nghèo thực sự đã làm hết sức để hoàn thành những chỉ tiêu cứng nhắc này, nhưng lại không lượng sức mà làm, thậm chí không ngại đi vay để xây dựng làng nghèo, có một số làng nghèo được đầu tư mười, hai mươi triệu NDT trong một lần, đã xuất hiện “hiệu ứng vách núi” giữa làng nghèo và làng không nghèo.

Đối với những vấn đề này,“Ý kiến chỉ đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện về hành động ba năm về việc đánh thắng trận chiến công kiên thoát nghèo” công bố năm 2018 yêu cầu rõ ràng, công kiên thoát nghèo phải lượng sức mà làm, không thể hạ thấp mức chuẩn, cũng không thể tự tiện nâng cao mức chuẩn, đặt ra những mục tiêu không thiết thực, tránh bị rơi vào “cái bẫy phúc lợi”, đề phòng xảy ra “hiệu ứng vách núi” về đãi ngộ giữa làng nghèo và làng không nghèo, hộ nghèo và hộ không nghèo, để lại di hại.

悬崖效应

在脱贫攻坚实践中,一些地方自觉不自觉地把扶贫标准拔高,甚至不同地区之间互相攀比看谁的标准高,对贫困户做了一些不切实际的承诺,设置的地方性考核指标明显超过了“两不愁三保障”标准。这些做法使得贫困户和非贫困户待遇差距太大,出现“悬崖效应”。一些地方对贫困村、贫困县的退出,规定了很多硬性的验收指标,验收指标也存在层层加码的问题,有些指标确实与“两不愁三保障”,以及基本公共服务主要领域指标接近全国平均水平没有太直接的关系。这导致为了完成这些硬性指标,一些贫困县确实尽力而为,但是没有量力而行,甚至不惜举债搞贫困村建设,有的贫困村一次性就投入一两千万元资金,贫困村和非贫困村出现了“悬崖效应”。

对于这些问题,2018年发布的《中共中央 国务院关于打赢脱贫攻坚战三年行动的指导意见》明确要求,脱贫攻坚要量力而行,既不能降低标准,也不能擅自拔高标准、提不切实际的目标,避免陷入“福利陷阱”,防止产生贫困村和非贫困村、贫困户和非贫困户待遇的“悬崖效应”,留下后遗症。