Cải cách cơ cấu nguồn cung

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Cải cách cơ cấu nguồn cung

Tập Cận Bình chỉ ra, cải cách cơ cấu nguồn cung “với trọng điểm là giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội”, “vừa nhấn mạnh cung lại quan tâm đến cầu, vừa làm nổi bật việc phát triển sức sản xuất xã hội lại chú trọng việc hoàn thiện quan hệ sản xuất, vừa phát huy vai trò mang tính quyết định của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực lại phát huy tốt hơn vai trò của Chính phủ, vừa xuất phát từ trước mắt lại hướng tới lâu dài”. Sau khi lần đầu tiên được nêu ra từ năm 2015, cải cách cơ cấu nguồn cung đã trở thành cốt lõi trong công tác kinh tế hiện nay của Trung Quốc, phương pháp cải cách cơ cấu nguồn cung cũng thay đổi theo sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc: Từ năm 2015 nhấn mạnh “Ba giảm, một hạ, một bù đắp (giảm năng lực sản xuất dư thừa, giảm tồn kho ngành bất động sản, giảm cán cân cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc Chính phủ, hạ giá thành cho doanh nghiệp, bù đắp các mặt yếu kém trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng dân sinh)”,đến năm 2017 nhấn mạnh chú trọng

“Phá (ra sức loại bỏ nguồn cung vô hiệu), lập (ra sức tạo động lực mới), hạ (ra sức hạ giá thành)”, rồi đến năm 2018 đề xuất phải bỏ nhiều công sức vào tám chữ là “Củng cố (tức củng cố thành quả của Ba giảm, một hạ, một bù đắp),  tăng cường (tức tăng cường sức sống của doanh nghiệp), nâng cao (tức nâng cao trình độ chuỗi ngành nghề), thông suốt (tức làm thông suốt vòng tuần hoàn cho nền kinh tế quốc dân)”. Việc thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung là kết tinh không ngừng tìm tòi từ lý luận đến thực tiễn của Trung ương Đảng với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình tập trung trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân trên cơ sở phân tích tổng hợp chu kỳ dài của nền kinh tế thế giới và những đặc trưng mang tính giai đoạn trong sự phát triển của Trung Quốc cũng như sự tương tác lẫn nhau của chúng. Về mặt lý luận, cải cách cơ cấu nguồn cung không những đã làm phong phú lý luận trạng thái bình thường mới của nền kinh tế, viết nên trang sử mới cho kinh tế chính trị học xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, mà trong thực tiễn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc cải cách phát triển, điều tiết vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Trung Quốc. Cải cách cơ cấu nguồn cung cũng cung cấp chỉ dẫn khoa học cho việc đánh thắng trận chiến công kiên thoát nghèo và đẩy nhanh sự phát triển của các vùng nghèo.

供给侧结构性改革

习近平指出,供给侧结构性改革“重点是解放和发展社会生产力”,“既强调供给又关注需求,既突出发展社会生产力又注重完善生产关系,既发挥市场在资源配置中的决定性作用又更好发挥政府作用,既着眼当前又立足长远”。自2015年首次提出之后,供给侧结构性改革成为当前中国经济工作的核心,其手段方法也伴随着中国社会经济的发展而变化:从2015年强调“三去一降一补”,到2017年强调重点在“破、立、降”上下功夫,再到2018年提出要在“巩固、增强、提升、畅通”八个字上下功夫。推进供给侧结构性改革,是以习近平同志为核心的党中央在综合分析世界经济长周期和中国发展阶段性特征及其相互作用的基础上,集中全党和全国人民智慧,从理论到实践不断探索的结晶。其不仅在理论上丰富了经济新常态理论,为中国特色社会主义政治经济学书写了新篇章,而且在实践上开创了中国改革发展、宏观调控和经济结构调整的新纪元。供给侧结构性改革也为打赢脱贫攻坚战、促进贫困地区加快发展提供了科学指引。