Nghèo khó tổng thể mang tính khu vực

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Nghèo khó tổng thể mang tính khu vực

“Đề cương xoá đói giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn Trung Quốc (Giai đoạn 2011-2020)” công bố năm 2011 đã đại thể chỉ ra phạm vi những khu vực đặc biệt khó khăn liên vùng ở Trung Quốc: Nhà nước lấy các khu vực đặc biệt khó khăn liên vùng như vùng núi Lục Bàn Sơn, vùng núi Tần Ba, vùng núi Võ Lăng, vùng núi Ô Mông, vùng đất đá hoang mạc hoá ở Vân Nam - Quảng Tây - Quý Châu, vùng núi biên giới ở miền Tây tỉnh Vân Nam, vùng chân núi phía Nam dãy Đại Hưng An Lĩnh, vùng núi Yên Sơn – Thái Hàng Sơn, vùng núi Lã Lương, vùng núi Đại Biệt Sơn, vùng núi La Tiêu và Tây Tạng, các vùng dân tộc Tạng ở bốn tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên, Vân Nam và Cam Túc, địa khu (đơn vị hành chính trên cấp huyện dưới cấp tỉnh) Kashgar, Hotan và châu tự trị Kizilsu Kirghiz ở miền Nam Tân Cương mà đã được xác định thực thi chính sách đặc biệt là chiến trường chính của trận chiến công kiên xoá đói giảm nghèo. Những quan niệm và thực tiễn chủ yếu của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề nghèo khó tổng thể mang tính khu vực của nước mình là: Thứ nhất, luôn luôn kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, kiên trì phát triển là lý lẽ cứng, coi phát triển là mấu chốt để giải quyết tất cả mọi vấn đề của Trung Quốc, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc cầm quyền và chấn hưng đất nước. Thứ hai, coi quyền sinh tồn và quyền phát triển là nhân quyền cơ bản hàng đầu. Thứ ba, giải quyết vấn đề nghèo khó có kế hoạch, theo từng giai đoạn và một cách vững chắc trong việc thúc đẩy cụ thể sự phát triển của đất nước và xã hội. Thứ tư, lâu nay luôn kiên trì giải quyết vấn đề nghèo khó có trọng điểm. Tuy rằng mục tiêu công kiên thoát nghèo của Trung Quốc là giải quyết vấn đề nghèo khó tổng thể mangtính khu vực vào năm 2020,

nhưng về mặt phòng ngừa hiện tượng tái nghèo, giảm bớt nạn nghèo tương đối, thu hẹp khoảng cách phát triển, Trung Quốc vẫn còn gánh nặng đường xa.

区域性整体贫困

2011年发布的《中国农村扶贫开发纲要(2011—2020年)》大致指出了中国连片特困地区的范围:国家将六盘山区、秦巴山区、武陵山区、乌蒙山区、滇桂黔石漠化区、滇西边境山区、大兴安岭南麓山区、燕山—太行山区、吕梁山区、大别山区、罗霄山区等区域的连片特困地区和已明确实施特殊政策的西藏、四省藏区、新疆南疆三地州,作为扶贫攻坚主战场。中国在解决区域性整体贫困问题方面的主要理念和实践是:第一,始终坚持以经济建设为中心,坚持发展是硬道理,把发展作为解决中国所有问题的关键和中国共产党执政兴国的第一要务。第二,将生存权和发展权作为首要的基本人权。第三,在具体推进国家和社会发展中,有计划、分阶段、稳扎稳打地解决贫穷问题。第四,长期以来坚持有重点地解决贫穷问题。虽然中国脱贫攻坚目标是在2020年解决区域性整体贫困问题,但是在防止返贫、缓解相对贫困、缩小发展差距方面,依然任重道远。