Sự kế tiếpcái nghèo giữa các thế hệ

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Sự kế tiếpcái nghèo giữa các thế hệ

Sự kế tiếp cái nghèo giữa các thế hệ là chỉ chuỗi di truyền ác tính sự nghèo khó cũng như những điều kiện và nhân tố dẫn đến nghèo khó truyền từ bố mẹ sang con cái trong nội bộ gia đình, khiến con cái lặp lại cảnh ngộ bố mẹ đã từng trải, tức kế tiếp cái nghèo và những nhân tố bất lợi của bố mẹ rồi lại truyền cho thế hệ sau; cũng là chỉ sự tiếp diễn của cái nghèo cũng như những điều kiện và nhân tố dẫn đến nghèo khó giữa các thế hệ trong phạm vi cộng đồng hoặc tầng lớp nhất định, khiến thế hệ sau lặp lại cảnh ngộ nghèo khó của thế hệ trước.

Giáo dục là sách lược trị gốc để làm gián đoạn sự kế tiếp cái nghèo giữa các thế hệ. Hiện nay, sự phát triển của nền giáo dục ở một số vùng nghèo gặp phải khó khăn rất lớn, do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ buộc bỏ học và thất học của trẻ em trong các hộ gia đình nghèo vẫn khá cao, quan điểm “học là vô dụng” cũng đang lan tràn, chênh lệch về trình độ giáo dục giữa các trẻ em trong nhiều hộ gia đình nghèo với những gia đình bình thường đang mở rộng. Sự nghiệp giáo dục ở cácvùng nghèo cần được coi trọng lâu dài, cần được dốc sức thực hiện tốt. Trong thời kỳ công kiên thoát nghèo, đào tạo giáo dục nghề nghiệp là trọng tâm công tác. Nếu con cái của một

gia đình nghèo được dạy nghề, thành thạo một kỹ năng nghề nghiệp và có công ăn việc làm ổn định thì hộ gia đình nghèo này sẽ có cơ hội thoát nghèo. Kinh phí giáo dục từ ngân sách nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng nghèo, hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục cơ sở (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), hỗ trợ nhiều hơn cho giáo dục nghề nghiệp, chương trình tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng đến làm giáo viên tại các vùng nông thôn, chương trình đào tạo cấp nhà nước dành cho giáo viên tiểu học và trung học cũng phải hỗ trợ nhiều hơn cho cấp cơ sở tại các vùng nghèo. Phải hỗ trợ các vùng nghèo cải thiện điều kiện giáo dục, phải tăng cường mức độ xây dựng đội ngũ giáo viên nông thôn, xây dựng cơ chế bổ sung giáo viên nông thôn do tỉnh trù tính chung. Phải tìm tòi việc dẫn đầu thực thi các chính sách hỗ trợ như miễn học phí (tạp phí) trung học phổ thông, miễn học phí (tạp phí) giáo dục nghề nghiệp trung cấp cho các học sinh trong những hộ nghèo đã được đăng ký vào sổ, các trường học chất lượng cao ở các thành thị lớn hỗ trợ, giúp đỡ các trường học ở các vùng nghèo, v.v. Phải dành sự quan tâm đặc biệt đến những trẻ em trong các hộ gia đình nghèo nông thôn nhất là những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ lại ở nông thôn, tìm tòi xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công cộng về giáo dục mầm non ở các vùng nghèo.

贫困代际传递

贫困代际传递是指贫困以及导致贫困的相关条件和因素,在家庭内部由父母传递给子女,使子女在成年后重复父母的境遇——继承父母的贫困和不利因素并将贫困和不利因素传递给后代的恶性遗传链;也指在一定的社区或阶层范围内,贫困以及导致贫困的相关条件和因素在代际之间延续,使后代重复前代的贫困境遇。

教育是阻断贫困代际传递的治本之策。目前,一些贫困地区的教育发展面临很大困难,由于各种原因,贫困家庭孩子辍学失学还比较多,“读书无用论”观点也有所蔓延,不少贫困家庭子女受教育程度同普通家庭的差距正在扩大。贫困地区教育事业是管长远的,必须下大气力抓好。脱贫攻坚期内,职业教育培训是工作重点。一个贫困家庭的孩子如果能接受职业教育,掌握一技之长并顺利就业,这一户脱贫就有希望了。国家教育经费要继续向贫困地区倾斜、向基础教育倾斜、向职业教育倾斜,特岗计划、国培计划同样要向贫困地区基层倾斜。要帮助贫困地区改善办学条件,加大支持乡村教师队伍建设力度,建立省级统筹乡村教师补充机制。要探索率先从建档立卡的贫困家庭学生开始实施普通高中教育免学(杂)费,落实中等职业教育免学(杂)费,大城市优质学校同贫困地区学校结对等帮扶政策。要对农村贫困家庭幼儿特别是留守儿童给予特殊关爱,探索建立贫困地区学前教育公共服务体系。