Nghèo tương đối

(Thoát nghèo chuẩn xác)

11-01-2021 | China.org.cn

Nghèo tương đối

Nghèo tương đối là khái niệm đối lập với nghèo tuyệt đối. Nghèo tương đối được xác định trên cơ sở so sánh mức sống của người nghèo với mức sống của những thành viên xã hội khác thuộc nhóm không nghèo lắm, thông thường bao gồm đo lường mức độ bình quân tổng thể xã hội của đối tượng nghiên cứu. Nghèo tương đối có ba đặc trưng: Thứ nhất, nghèo tương đối là một phán đoán chủ quan do xã hội đưa ra. Trên thực tế, nghèo tương đối là sự xác nhận nhất định của đa số người trong xã hội đối với mức sống tương đối thấp, chẳng hạn như một số quốc gia lấy tỷ lệ nhất định của thu nhập bình quân đầu người cả nước làm mức chuẩn nghèo, còn một số quốc gia thì lấy tỷ lệ nhất định của mức thu nhập trung bình làm mức chuẩn nghèo. Thứ hai, nghèo tương đối mang tính động thái lịch sử. Tùy theo sự thay đổi của sức sản xuất xã hội và lối sống trong các thời kỳ khác nhau, mức chuẩn nghèo cũng có sự khác biệt rất lớn. Thứ ba, nghèo tương đối mang tính lâu dài. Thực chất của nạn nghèo tương đối là sự không bình đẳng, miễn là tồn tại sự không bình đẳng thì sẽ tồn tại nghèo tương đối, trên thực tế, do sự không bình đẳng là trạng thái bình thường, vì vậy nghèo tương đối cũng sẽ tồn tại rộng rãi.

Năm 2020, sau khi hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, Trung Quốc sẽ xoá bỏ hoàn toàn nạn nghèo tuyệt đối, nhưng nạn nghèo tương đối vẫn sẽ tồn tại lâu dài. Đến lúc đó, các giải pháp công kiên thoát nghèo nhằm vào nạn nghèo tuyệt đối phải từng bước được điều chỉnh sang biện pháp hỗ trợ mang tính thường xuyên nhằm vào nạn nghèo tương đối, và được trù tính sắp xếp trong khung chiến lược chấn hưng nông thôn. 

相对贫困

与绝对贫困对应的概念是相对贫困。相对贫困是建立在将穷人的生活水平与其他不太贫困的社会成员的生活水平相比较的基础上的,通常这包括对作为研究对象的社会总体平均水平的测度。相对贫困有三个特征:第一,它是一种由社会作出的主观判断。其实际上是社会上多数人对于较低生活水平的一定确认,如有的国家以全国人均收入的一定比例作为贫困标准,而有的国家则以中位收入水平的一定比例作为贫困标准。第二,它具有历史动态性。随着不同时期的社会生产力和生活方式的变化,贫困标准也有很大差别。第三,它具有长期性。相对贫困的实质是不平等,只要社会存在不平等,就存在相对贫困,实际上,由于不平等是常态,因而相对贫困也将普遍存在。

2020年全面建成小康社会之后,中国将整体消除绝对贫困,但相对贫困仍将长期存在。到那时,针对绝对贫困的脱贫攻坚举措要逐步调整为针对相对贫困的日常性帮扶措施,并纳入乡村振兴战略架构下统筹安排。