Bố cục chiến lược "Bốn toàn diện"
Tháng 12 năm 2014, khi điều tra nghiên cứu tại tỉnh Giang Tô, Tập Cận Bình lần đầu tiên cùng lúc nhắc đến “Bốn toàn diện” là hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện. Tháng 2 năm 2015, tại lễ khai giảng Lớp nghiên cứu cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cấp bộ tại Trường Đảng Trung ương, Tập Cận Bình khẳng định rõ ràng “Bốn toàn diện” là “bố cục chiến lược”, và lần đầu tiên dùng từ “bố cục chiến lược” để khái quát khung tổng thể về quản lý đất nước Trung Quốc của Trung ương Đảng kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay.
Bố cục chiến lược “Bốn toàn diện” xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tế của Trung Quốc, xuất phát từ sự mong đợi tha thiết của quần chúng nhân dân, được nêu ra nhằm thúc đẩy việc giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề nổi bật mà Trung Quốc phải đối mặt, thích ứng với nhu cầu phát triển thời đại của Trung Quốc. Bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”, vừa có mục tiêu chiến lược vừa có giải pháp chiến lược, mỗi một “toàn diện” đều chứa đựng ý nghĩa chiến lược quan trọng, gắn liền chặt chẽ với nhau và thống nhất hữu cơ, có lôgic bên trong chặt chẽ, là sự triển khai một cách có trật tự của một bố trí chiến lược chung, cùng nhau nâng đỡ toàn cục sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả là mục tiêu chiến lược quan trọng, chiếm vị trí dẫn đầu trong bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”. Đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện là ba giải pháp chiến lược lớn, cung cấp sự bảo đảm quan trọng cho việc hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả theo đúng thời hạn. Ba giải pháp chiến lược lớn không thể thiếu cái nào trong việc thực hiện mục tiêu chiến luợc hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Bố cục chiến lược “Bốn toàn diện” là phương châm và sách lược tổng thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc về quản lý đất nước Trung Quốc trong tình hình mới, là chiến lược chung liên quan đến sự phát triển lâu dài của Đảng và nhà nước, cung cấp sự bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu phấn đấu “Hai cái 100 năm”, thực hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Tập Cận Bình nhiều lần chỉ ra, hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, điều then chốt là phải nhanh chóng bù đắp các mặt yếu kém của sự phát triển kinh tế - xã hội, nếu không thì sẽ làm lỡ toàn cục. Trong đó, nhiệm vụ gian khổ nhất, nặng nề nhất là ở nông thôn, nhất là ở các vùng nghèo, đây là cái yếu kém lớn nhất trong việc hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, do đó công kiên thoát nghèo đã được đưa vào bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”.
“四个全面”战略布局
2014年12月,习近平在江苏省调研时,首次将全面建成小康社会、全面深化改革、全面依法治国、全面从严治党这“四个全面”并提。2015年2月,习近平在中央党校省部级主要领导干部研讨班开班式上,明确肯定“四个全面”是“战略布局”,并且第一次用“战略布局”来概括中共十八大以来党中央治国理政的总体框架。
“四个全面”战略布局是从中国发展现实需要中得出来的,是从人民群众的热切期待中得出来的,是为推动解决中国面临的突出矛盾和现实问题提出来的,适应了中国发展的时代需要。“四个全面”战略布局,既有战略目标又有战略举措,每一个“全面”都蕴含着重大战略意义,相互之间密切联系、有机统一,具有紧密的内在逻辑,是一个整体战略部署的有序展开,共同支撑起中国特色社会主义事业全局。全面建成小康社会是重大战略目标,在“四个全面”战略布局中居于引领地位。全面深化改革、全面依法治国、全面从严治党是三大战略举措,为如期全面建成小康社会提供重要保障。三大战略举措对实现全面建成小康社会战略目标一个都不能缺。“四个全面”战略布局,是中国共产党在新形势下治国理政的总方略,是事关党和国家长远发展的总战略,为实现“两个一百年”奋斗目标、实现中华民族伟大复兴的中国梦提供了重要保障。习近平多次指出,全面建成小康社会,关键是要把经济社会发展的“短板”尽快补上,否则就会贻误全局。其中,最艰巨最繁重的任务在农村,特别是在贫困地区,这是全面建成小康社会最大的“短板”,脱贫攻坚由此被纳入“四个全面”战略布局。