Trang chủ> Ngoại giao thời đại mới

Tư tưởng Tập Cận Bình về ngoại giao

(Ngoại giao thời đại mới)

19-01-2020 | China.org.cn

Tư tưởng Tập Cận Bình về ngoại giao

Tháng 6 năm 2018, Hội nghị công tác ngoại vụ Trung ương diễn ra tại Bắc Kinh, thành quả quan trọng nhất của hội nghị lần này là xác định vai trò chỉ đạo của tư tưởng Tập Cận Bình về ngoại giao. Tư tưởng này khái quát thành 10 mặt chủ yếu sau đây: Kiên trì lấy việc bảo vệ quyền uy của Trung ương Đảng làm thống lĩnh để tăng cường sự lãnh đạo thống nhất tập trung của Đảng đối với công tác đối ngoại, kiên trì lấy việc thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa làm sứ mệnh để thúc đẩy ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, kiên trì lấy việc duy trì hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng phát triển làm tôn chỉ để đẩy mạnh tạo dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, kiên trì lấy Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc làm căn bản để tăng cường tự tin về chiến lược, kiên trì lấy cùng thương thảo, cùng xây dựng, cùng chia sẻ làm nguyên tắc để đẩy mạnh xây dựng “Một vành đai, một con đường”, kiên trì lấy tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng làm nền tảng để đi theo con đường phát triển hòa bình, kiên trì lấy việc đi sâu bố cục ngoại giao làm điểm tựa để xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu, kiên trì lấy công bằng chính nghĩa làm quan niệm để dẫn dắt cải cách hệ thống quản trị toàn cầu, kiên trì lấy lợi ích cốt lõi quốc gia làm giới hạn thấp nhất để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước, kiên trì lấy việc kết hợp truyền thống tốt đẹp của công tác đối ngoại với đặc trưng thời đại làm phương hướng để xây dựng phong cách độc đáo của ngoại giao Trung Quốc. Tư tưởng này là bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, là thành quả lý luận quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao của tư tưởng quản lý đất nước Trung Quốc của Trung ương Đảng lấy đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, là nguyên tắc căn bản và phương hướng hành động cho công tác đối ngoại của nước ta trong thời đại mới.

习近平外交思想

2018年6月,中央外事工作会议在北京召开,这次会议最重要的成果是确立了习近平外交思想的指导地位。这一思想概括起来主要有以下10个方面:坚持以维护党中央权威为统领加强党对对外工作的集中统一领导,坚持以实现中华民族伟大复兴为使命推进中国特色大国外交,坚持以维护世界和平、促进共同发展为宗旨推动构建人类命运共同体,坚持以中国特色社会主义为根本增强战略自信,坚持以共商共建共享为原则推动“一带一路”建设, 坚持以相互尊重、合作共赢为基础走和平发展道路,坚持以深化外交布局为依托打造全球伙伴关系,坚持以公平正义为理念引领全球治理体系改革,坚持以国家核心利益为底线维护国家主权、安全、发展利益,坚持以对外工作优良传统和时代特征相结合为方向塑造中国外交独特风范。这一思想是习近平新时代中国特色社会主义思想的重要组成部分,是以习近平同志为核心的党中央治国理政思想在外交领域的重大理论成果,是新时代我国对外工作的根本遵循和行动指南。