Quan điểm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn
Tháng 3 năm 2013, trong thời gian ở thăm châu Phi, Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất quan điểm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn. Tháng 10 cùng năm, Cuộc tọa đàm công tác ngoại giao láng giềng lần thứ 1 được tổ chức từ sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tập Cận Bình nhấn mạnh, phải tìm được điểm tương đồng và điểm hội tụ về lợi ích, kiên trì quan điểm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn, tức là giữ nguyên tắc, trọng tình nghĩa, trọng đạo nghĩa, giúp đỡ các nước đang phát triển nhiều hơn trong phạm vi khả năng của nước mình. Sau đó Tập Cận Bình lại nhiều lần nhấn mạnh quan điểm này. Đạo nghĩa, là phản ánh quan niệm của chúng tôi, Trung Quốc mong muốn toàn thế giới cùng phát triển, đặc biệt là mong muốn đông đảo các nước đang phát triển đẩy nhanh phát triển; lợi ích, tức là phải nghiêm chỉnh tuân thủ nguyên tắc cùng có lợi cùng thắng, không làm theo kiểu người thắng kẻ thua, phải thực hiện cùng thắng. Trung Quốc có nghĩa vụ giúp đỡ các nước nghèo trong phạm vi khả năng của nước mình, có khi thậm chí phải khinh lợi trọng nghĩa, bỏ lợi vì nghĩa, tuyệt đối không được chỉ nhằm trục lợi, tính toán chi li. Xây dựng và quán triệt quan điểm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn, tức là phải có nguyên tắc, trọng tình nghĩa, trọng đạo nghĩa, được lợi nhớ nghĩa, được lợi lẫn nghĩa, thậm chí bỏ lợi vì nghĩa khi cần thiết; quan điểm đạo nghĩa và lợi ích đúng đắn đã thể hiện những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa và tư tưởng tốt đẹp về ngoại giao của Trung Quốc, đã làm phong phú thêm giá trị quan ngoại giao Trung Quốc, được sự khen ngợi rộng rãi của cộng đồng quốc tế nhất là đông đảo các nước đang phát triển, trở thành tiêu chí độc đáo của sức mạnh mềm Trung Quốc.
正确义利观
2013年3月,习近平访非期间,首次提出正确义利观。当年10月,中华人民共和国成立以来的首次周边外交工作座谈会举行。习近平强调,要找到利益的共同点和交汇点,坚持正确义利观,有原则、讲情谊、讲道义,多向发展中国家提供力所能及的帮助。此后他又多次强调这一理念。义,反映的是我们的一个理念,中国希望全世界共同发展,特别是希望广大发展中国家加快发展;利,就是要恪守互利共赢原则,不搞我赢你输,要实现双赢。中国有义务对贫穷的国家给予力所能及的帮助,有时甚至要重义轻利、舍利取义, 绝不能唯利是图、斤斤计较。树立和贯彻正确义利观,就是有原则、讲情义、讲道义,见利思义、义利兼得,甚至必要时舍利取义;正确义利观体现了中华民族传统美德和中国外交优良品格,进一步丰富了中国外交的价值观,得到国际社会特别是广大发展中国家的普遍赞誉,成为中国软实力的独特标志。