Trang chủ> Ngoại giao thời đại mới

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

(Ngoại giao thời đại mới)

17-01-2020 | China.org.cn

Hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, Trung Quốc là nước tham dự, nước đóng góp, nước dẫn dắt quan trọng, thể hiện tinh thần gánh vác của một nước lớn. Nhất là kể từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Trung Quốc coi thách thức ứng phó với biến đổi khí hậu là yêu cầu bên trong và cơ hội quan trọng để thực hiện sự phát triển bền vững trong nước, đã thực hiện hàng loạt biện pháp chính sách và hành động. Ví dụ, tăng cường xây dựng văn minh sinh thái, thực thi chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi phương thức sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu nguồn năng lượng, ra sức phát triển nguồn năng lượng tái tạo, mở ra một con đường phát triển xanh, carbon thấp. Qua nỗ lực không ngừng, Trung Quốc đã đạt những thành tựu rõ rệt về mặt chuyển đổi mô hình nguồn năng lượng, công suất lắp đặt thủy điện, phong điện, điện năng lượng mặt trời đều đứng thứ nhất thế giới, quy mô điện hạt nhân đang xây dựng đứng đầu toàn cầu. Ngoài những nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nước đã gây nhiều sự chú ý, Trung Quốc còn thông qua các mặt bằng như sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, hợp tác về năng lực sản xuất, hợp tác Nam – Nam, v.v. tích cực đẩy mạnh hợp tác với các nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng đi theo con đường phát triển bền vững. Trung Quốc kiên trì nguyên tắc có trách nhiệm chung nhưng lại có sự khác biệt, đã phát huy vai trò quan trọng trong quá trình thỏa thuận, ký kết và thực thi “Hiệp định Pa-ri”. Ngoài ra, Trung Quốc còn tích cực tham gia tiến trình đàm phán “Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu”, kiên định bảo vệ nguyên tắc và khung của công ước. Ủng hộ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, viện trợ vật tư và thiết bị cho các đảo quốc nhỏ, các nước kém phát triển nhất, các nước châu Phi cũng như các nước đang phát triển khác, ủng hộ mạnh mẽ cho những nước này trong các mặt như tham gia vào đàm phán quốc tế, hoạch định chính sách, bồi dưỡng nhân viên, v.v. về biến đổi khí hậu. Trung Quốc sẽ cùng các nước chung tay tiến lên, thực hiện việc con người chung sống hài hòa với thiên nhiên, xây dựng một ngôi nhà trái đất phát triển bền vững cho con cháu.

合作应对气候变化

在应对气候变化问题上,中国是重要的参与者、贡献者、引领者,体现出大国担当精神。特别是党的十八大以来,中国将应对气候变化的挑战作为国内实现可持续发展的内在要求和重要机遇,实施了一系列政策措施和行动。比如,加强生态文明建设,实施可持续发展战略,转变生产方式,调整经济结构、产业结构、能源结构,大力发展可再生能源等,走出了一条绿色低碳发展的道路。经过不懈努力,中国在能源转型方面取得显著成就,水电、风电、光伏发电装机规模均居世界第一, 核电在建规模为全球首位。除了在国内推进可持续发展方面的努力引人注目,中国还通过“一带一路”倡议、产能合作、南南合作等平台,积极推进与各国特别是发展中国家在应对气候变化方面的合作,共同走可持续发展之路。中国坚持共同但有区别的责任原则,在《巴黎协定》达成、签署、生效的过程中,发挥了重要作用。此外,中国还积极参与《联合国气候变化框架公约》谈判进程,坚定维护公约的原则和框架。支持发展中国家应对气候变化,为小岛屿国家、最不发达国家、非洲国家及其他发展中国家提供了实物及设备援助,对其参与气候变化国际谈判、政策规划、人员培训等方面提供大力支持。中国愿同各国携手前行,实现人与自然和谐共处,为后世子孙创造一个可持续发展的地球家园。