Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Chiến lược chấn hưng nông thôn

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Chiến lược chấn hưng nông thôn

Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục tăng cường hỗ trợ nông thôn, kiên trì coi vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là trọng tâm công tác hàng đầu của Đảng. Kể từ năm 2003, Văn kiện số 1 của Trung ương đã liên tục 15 năm tập trung vào nông nhiệp, nông thôn và nông dân. Đại hội Đảng XVII và Đại hội Đảng XVIII cũng lần lượt đề xuất tư duy phát triển trù tính chung thành thị và nông thôn, nhất thể hóa thành thị và nông thôn, tư duy phát triển này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân. Hiện nay, sự phát triển không cân bằng lớn nhất ở Trung Quốc vẫn là sự phát triển không cân bằng giữa thành thị và nông thôn; sự phát triển không đầy đủ lớn nhất vẫn là sự phát triển không đầy đủ của nông thôn. Báo cáo Đại hội Đảng XIX lần đầu tiên đề xuất quan điểm phát triển mới thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn, và đã xác định chiến lược này là một trong bảy chiến lược lớn cần được thực thi kiên định nhằm quyết thắng hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Chiến lược chấn hưng nông thôn nhấn mạnh, kiên trì ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng và kiện toàn cơ chế thể chế và hệ thống chính sách về phát triển hòa hợp giữa thành thị và nông thôn, đẩy nhanh hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo yêu cầu tổng thể ngành nghề hưng thịnh, sinh thái đáng sống, nếp sống văn minh, quản lý hiệu quả, cuộc sống sung túc. Điều then chốt và trọng tâm của chiến lược chấn hưng nông thôn là chấn hưng các ngành nghề. Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn, cần phải đi sâu cải cách nông thôn toàn diện, củng cố và hoàn thiện chế độ kinh doanh cơ bản của nông thôn, đi sâu cải cách chế độ ruộng đất ở nông thôn, hoàn thiện chế độ phân tách “3 quyền” của đất khoán; duy trì việc giao khoán đất ổn định và không thay đổi trong thời gian lâu dài, gia hạn 30 năm nữa sau khi hết hạn khoán đất lần thứ hai; đi sâu cải cách chế độ quyền sở hữu tập thể nông thôn, bảo đảm quyền và lợi ích về tài sản của nông dân, phát triển lớn mạnh kinh tế tập thể; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giữ chặt bát cơm của người Trung Quốc trong tay người Trung Quốc; xây dựng hệ thống ngành nghề, hệ thống sản xuất và hệ thống kinh doanh nông nghiệp hiện đại, hoàn thiện chế độ hỗ trợ bảo vệ nông nghiệp, phát triển kinh doanh với quy mô vừa phải với nhiều hình thức, đào tạo chủ thể kinh doanh nông nghiệp loại hình mới, kiện toàn hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp, thực hiện việc gắn kết hữu cơ hộ nông dân nhỏ với sự phát triển nông nghiệp hiện đại. Thực thi chiến lược chấn hưng nông thôn còn đòi hỏi sự ủng hộ mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và nhân tài, do đó cần thúc đẩy sự phát triển hòa hợp giữa ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ ở nông thôn, hỗ trợ và khuyến khích nông dân tìm kiếm công ăn việc làm và khởi nghiệp, mở rộng các nguồn thu; tăng cường công tác cấp cơ sở ở nông thôn, kiện toàn hệ thống quản lý nông thôn kết hợp giữa tự trị, pháp trị và đức trị; xây dựng một đội ngũ làm công tác “Tam nông” hiểu về nông nghiệp, yêu quý nông thôn và quý mến nông dân.

乡村振兴战略

新世纪以来,中共中央持续加大对农村的扶持力度,坚持把农业、农村、农民问题作为工作的重中之重。从2003年起,连续15年中央一号文件均聚焦于农业、农村、农民。中共十七大和十八大也分别提出城乡统筹和城乡一体化的发展思路,对于推动农村发展、增加农民收入起到重要作用。当前,中国最大的发展不平衡,仍然是城乡发展不平衡;最大的发展不充分,仍然是农村发展不充分。中共十九大报告首次提出实施乡村振兴战略,并将其确定为决胜全面建成小康社会需要坚定实施的七大战略之一。

乡村振兴战略强调,坚持农业农村优先发展,按照产业兴旺、生态宜居、乡风文明、治理有效、生活富裕的总要求,建立健全城乡融合发展体制机制和政策体系,加快推进农业农村现代化。乡村振兴的关键和重点是产业振兴。实施乡村振兴战略需要全面深化农村改革,巩固和完善农村基本经营制度,深化农村土地制度改革,完善承包地“三权”分置制度;保持土地承包关系稳定并长久不变,第二轮土地承包到期后再延长三十年;深化农村集体产权制度改革,保障农民财产权益,壮大集体经济;确保国家粮食安全,把中国人的饭碗牢牢端在自己手中;构建现代农业产业体系、生产体系、经营体系,完善农业支持保护制度,发展多种形式适度规模经营,培育新型农业经营主体,健全农业社会化服务体系,实现小农户和现代农业发展有机衔接。实施乡村振兴战略还要有强大的科技和人才支撑,为此需促进农村一二三产业融合发展,支持和鼓励农民就业创业,拓宽增收渠道;加强农村基层基础工作,健全自治、法治、德治相结合的乡村治理体系;培养造就一支懂农业、爱农村、爱农民的“三农”工作队伍。