Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền
Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền là bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc. Từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay, Trung Quốc từng bước hình thành chiến lược tổng thể về phát triển các vùng miền là phát triển mạnh miền Tây, chấn hưng vùng Đông Bắc, miền Trung trỗi dậy, miền Đông phát triển đi trước. Báo cáo Đại hội Đảng XIX đề xuất rõ ràng chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền, và xác định chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền là một trong bảy chiến lược lớn cần được thực thi kiên định nhằm quyết thắng hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc thực thi chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền bao gồm: Tăng cường hỗ trợ các vùng căn cứ địa cách mạng cũ, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới và vùng nghèo khó phát triển nhanh chóng, tăng cường đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy công cuộc phát triển mạnh miền Tây với quy mô lớn hình thành cục diện mới, đi sâu cải cách và đẩy nhanh chấn hưng các vùng công nghiệp cũ như vùng Đông Bắc, v.v. phát huy thế mạnh thúc đẩy khu vực miền Trung trỗi dậy, dẫn dắt sáng tạo dẫn đầu thực hiện sự phát triển tối ưu hóa của khu vực miền Đông, xây dựng cơ chế mới hiệu quả hơn về sự phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền. Lấy cụm thành phố làm chủ thể xây dựng bố cục thành thị phát triển nhịp nhàng giữa các thành phố lớn, vừa, nhỏ và các thị trấn nhỏ, đẩy nhanh việc chuyển dân số nông nghiệp thành cư dân thành thị; lấy việc gỡ bỏ những chức năng phi thủ đô của Bắc Kinh làm “mũi con bò” để thúc đẩy sự phát triển nhịp nhàng giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, xây dựng khu mới Hùng An với khởi điểm quy hoạch cao và tiêu chuẩn cao; thúc đẩy phát triển vành đai kinh tế sông Trường Giang với chiều hướng cùng bảo vệ sinh thái, không khai thác quá mức. Hỗ trợ chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế ở các khu vực tài nguyên phong phú; đẩy nhanh sự phát triển của vùng biên giới, đảm bảo biên cương được củng cố, biên giới được an toàn; kiên trì trù tính chung phát triển vùng lục địa và vùng biển, đẩy nhanh xây dựng cường quốc biển.
Chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các vùng miền là bố trí mới cho sự phát triển của các vùng miền ở Trung Quốc trong thời kỳ giao thoa lịch sử mục tiêu phấn đấu “Hai cái 100 năm”, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc Trung Quốc tăng cường tính đồng bộ về sự phát triển giữa các vùng miền, mở rộng không gian mới phát triển các vùng miền, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu phấn đấu “Hai cái 100 năm”.
区域协调发展战略
区域协调发展战略是中国经济社会发展战略的重要组成部分。新世纪以来,中国逐步形成西部开发、东北振兴、中部崛起、东部率先发展的区域发展总体战略。中共十九大报告明确提出区域协调发展战略,并将区域协调发展战略确定为决胜全面建成小康社会需要坚定实施的七大战略之一。
实施区域协调发展战略的主要任务包括:加大力度支持革命老区、民族地区、边疆地区、贫困地区快速发展,强化举措推进西部大开发形成新格局,深化改革加快东北等老工业基地振兴,发挥优势推动中部地区崛起,创新引领率先实现东部地区优化发展,建立更加有效的区域协调发展新机制。以城市群为主体构建大中小城市和小城镇协调发展的城镇格局,加快农业转移人口市民化;以疏解北京非首都功能为“牛鼻子”推动京津冀协同发展,高起点规划、高标准建设雄安新区;以共抓大保护、不搞大开发为导向推动长江经济带发展,支持资源型地区经济转型发展;加快边疆发展,确保边疆巩固、边境安全;坚持陆海统筹,加快建设海洋强国。
区域协调发展战略是对“两个一百年”奋斗目标历史交汇期中国区域发展的新部署,对中国增强区域发展协同性、拓展区域发展新空间、推动建设现代化经济体系、实现“两个一百年”奋斗目标具有重大战略意义。