Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước

Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII diễn ra vào tháng 11 năm 2013 đề xuất, mục tiêu tổng quát của việc đi sâu cải cách toàn diện là hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước. Hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước là sự thể hiện tập trung về chế độ và năng lực thực hiện chế độ của một quốc gia. Đối với Trung Quốc mà nói, hệ thống quản trị nhà nước là hệ thống chế độ quản trị nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm việc sắp xếp các thể chế cơ chế, các quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, văn minh sinh thái và xây dựng Đảng, tức là một hệ thống các chế độ nhà nước gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhịp nhàng; Năng lực quản trị nhà nước tức là năng lực vận dụng chế độ nhà nước để quản lý các công việc xã hội, bao gồm các mặt như cải cách phát triển và sự ổn định, công việc nội bộ, ngoại giao và quốc phòng, quản lý Đảng, quản lý nhà nước và quản lý quân đội, v.v. Hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước là một chỉnh thể hữu cơ, bổ sung cho nhau. Có hệ thống quản trị nhà nước tốt thì mới có thể nâng cao năng lực quản trị, nâng cao năng lực quản trị nhà nước mới có thể phát huy đầy đủ hiệu năng của hệ thống quản trị nhà nước. Đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước, tức là phải thay đổi theo thời đại, vừa cải cách những cơ chế thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật không thích ứng với nhu cầu phát triển của thực tiễn, lại không ngừng xây dựng cơ chế thể chế, văn bản quy phạm pháp luật mới, làm cho các chế độ càng khoa học hơn, càng hoàn thiện hơn, thực hiện chế độ hóa, quy phạm hóa, trình tự hóa trong việc quản lý các công tác của Đảng, nhà nước và xã hội; tức là phải chú trọng xây dựng năng lực quản trị, tăng cường ý thức làm việc theo chế độ, làm việc theo pháp luật, khéo vận dụng chế độ và pháp luật để quản lý nhà nước, chuyển thế mạnh của các chế độ thành hiệu năng quản trị nhà nước, nâng cao năng lực cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo pháp luật. Việc đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị nhà nước, là yêu cầu tất yếu để hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là nghĩa lý cần phải có để thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

国家治理体系和治理能力现代化

2013年11月召开的中共十八届三中全会提出,全面深化改革的总目标是完善和发展中国特色社会主义制度,推进国家治理体系和治理能力现代化。国家治理体系和治理能力是一个国家制度和制度执行能力的集中体现。对中国而言,国家治理体系是中国共产党领导下管理国家的制度体系,包括经济、政治、文化、社会、生态文明和党的建设等各领域体制机制、法律法规安排,也就是一整套紧密相连、相互协调的国家制度;国家治理能力则是运用国家制度管理社会各方面事务的能力,包括改革发展稳定、内政外交国防、治党治国治军等各个方面。国家治理体系和治理能力是一个有机整体,相辅相成。有了好的国家治理体系才能提高治理能力,提高国家治理能力才能充分发挥国家治理体系的效能。推进国家治理体系和治理能力现代化,就是要适应时代变化,既改革不适应实践发展要求的体制机制、法律法规,又不断构建新的体制机制、法律法规,使各方面制度更加科学、更加完善,实现党、国家、社会各项事务治理制度化、规范化、程序化;就是要注重治理能力建设,增强按制度办事、依法办事意识,善于运用制度和法律治理国家,把各方面制度优势转化为管理国家的效能,提高科学执政、民主执政、依法执政水平。推进国家治理体系和治理能力现代化,是完善和发展中国特色社会主义制度的必然要求,是实现社会主义现代化的应有之义。