Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa

Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII diễn ra vào tháng 10 năm 2014 chỉ ra, “Đẩy mạnh quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, mục tiêu tổng thể là xây dựng hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.” Việc nêu ra mục tiêu tổng thể thúc đẩy quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, vừa xác định tính chất và phương hướng của việc quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, lại làm nổi bật trọng điểm công tác và điểm nhấn chung. Hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được cấu thành bởi 5 hệ thống con: Một là hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện, kiên trì lấy lập pháp khoa học, lập pháp dân chủ và lập pháp đạo đức làm thước đo chuẩn mực; hai là hệ thống thực hiện pháp trị hiệu quả cao, lấy việc hoàn thiện trình tự lập pháp, chế độ tư pháp và phương thức cầm quyền làm nội dung cơ bản; ba là hệ thống giám sát pháp trị nghiêm ngặt, bao gồm các hình thức giám sát như sự kiểm soát giám sát của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, các cơ quan hành chính, dư luận xã hội và công dân, v.v. ; bốn là hệ thống bảo đảm pháp trị mạnh mẽ, lấy việc tạo dựng và bảo vệ quyền uy tư pháp, thực hiện và thúc đẩy công khai các hoạt động tư pháp, thích ứng và thỏa mãn nhu cầu pháp trị, v.v. làm sự bảo đảm quan trọng; năm là hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nội bộ Đảng. Yêu cầu cơ bản của nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa chủ yếu thể hiện ở các mặt như pháp luật đầy đủ và hoàn thiện, pháp luật có quyền uy và pháp luật được thực thi hữu hiệu, v.v. Xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cần phải đi theo con đường pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiên trì vai trò chủ thể của nhân dân, kiên trì mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, kiên trì kết hợp quản lý đất nước theo pháp luật và quản lý đất nước bằng đạo đức, kiên trì xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc.

社会主义法治体系

2014年10月召开的中共十八届四中全会指出,“全面推进依法治国,总目标是建设中国特色社会主义法治体系,建设社会主义法治国家。”全面推进依法治国总目标的提出,既明确了全面依法治国的性质和方向,又突出了工作重点和总抓手。中国特色社会主义法治体系由五个子系统构成:一是完备的法律规范体系,坚持以科学立法、民主立法、道德立法为衡量标准;二是高效的法治实施体系,以完善立法程序、完善司法制度、完善执政方式等为基本内容;三是严密的法治监督体系,包括全国人大的制约监督、行政机关的制约监督、司法机关的制约监督、社会舆论的制约监督、公民的制约监督等各类监督;四是有力的法治保障体系,以树立和维护司法权威、实施和促进司法公开、适应和满足法治需求等为重要保障;五是完善的党内法规体系。社会主义法治国家基本要求主要表现在法律完备而良好、法律权威、法律有效实施等方面。中国建设社会主义法治国家,必须走中国特色社会主义法治道路,坚持中国共产党的领导,坚持人民主体地位,坚持法律面前人人平等,坚持依法治国和以德治国相结合,坚持从中国实际出发。