"Bốn ý thức"
Ngày 29 tháng 1 năm 2016, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương lần đầu tiên đề xuất tăng cường “Bốn ý thức” là ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân và ý thức noi gương. Trong bài phát biểu tại Đại hội chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình nhấn mạnh, các đồng chí trong toàn Đảng phải tăng cường ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân và ý thức noi gương, thiết thực trung thành với Đảng, chia sẻ nỗi lo cho Đảng, gánh vác trách nhiệm cho Đảng, làm hết trách nhiệm vì Đảng. “Một số chuẩn mực về sinh hoạt chính trị trong nội bộ Đảng trong tình hình mới” được thông qua tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhấn mạnh, toàn Đảng cần phải xây dựng vững chắc ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân và ý thức noi gương, tự giác duy trì tính nhất trí cao độ về mặt tư tưởng, chính trị và hành động với Trung ương Đảng.
Ý thức chính trị đòi hỏi nhận xét, phân tích và xử lý vấn đề từ mặt chính trị. Là một chính đảng chủ nghĩa Mác, coi trọng chính trị là đặc điểm và thế mạnh nổi bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ý thức chính trị thể hiện ở việc kiên định tín ngưỡng chính trị, kiên trì phương hướng chính trị đúng đắn, kiên trì nguyên tắc chính trị, đứng vững lập trường chính trị, giữ sự tỉnh táo về chính trị và định lực chính trị, tăng cường tính nhạy bén về chính trị và năng lực nhận biết về chính trị; làm nghiêm túc sinh hoạt chính trị trong nội bộ Đảng, tuân thủ nghiêm túc kỷ luật chính trị và quy chế chính trị, phải nắm bắt phương hướng chính trị trong khi nghiên cứu và hoạch định chính sách, phải quán triệt yêu cầu chính trị trong khi vạch kế hoạch thúc đẩy công tác, phải chú ý ảnh hưởng chính trị trong khi giải quyết mâu thuẫn và vấn đề, phải làm nổi bật tiêu chuẩn chính trị trong khi phát triển Đảng viên, tuyển chọn và sử dụng nhân tài, phải tăng cường sự lãnh đạo về chính trị, sự dẫn dắt về chính trị đối với các loại tổ chức, phải tăng cường nhận thức về chính trị của các loại nhân tài.
Ý thức đại cục đòi hỏi tự giác nhận xét vấn đề từ đại cục, suy nghĩ, định vị và bố trí công tác trong đại cục, thực hiện việc nhận thức đúng đắn về đại cục, tự giác phục tùng đại cục, kiên quyết bảo vệ đại cục. Tăng cường ý thức đại cục tức là phải xử lý một cách đúng đắn mối quan hệ giữa Trung ương với địa phương, cục bộ với toàn cục cũng như trước mắt với lâu dài, tự giác xuất phát từ đại cục Đảng và nhà nước để suy nghĩ vấn đề, làm việc và thực hiện công việc, kiên quyết quán triệt thực hiện những quyết sách và bố trí của Trung ương, đảm bảo các chính sách và mệnh lệnh của Trung ương được truyền đạt thuận lợi và đến nơi đến chốn.
Ý thức hạt nhân đòi hỏi thừa nhận hạt nhân về mặt tư tưởng, xoay quanh hạt nhân về mặt chính trị, phục tùng hạt nhân về mặt tổ chức, bảo vệ hạt nhân về mặt hành động. Tăng cường ý thức hạt nhân tức là phải trước sau như một kiên trì, thiết thực tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhất là sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương Đảng, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa xung quanh Trung ương Đảng lấy đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, kiên định hơn nữa bảo vệ quyền uy của Trung ương Đảng, tự giác hơn nữa giữ tính nhất trí cao độ về tư tưởng, chính trị và hành động với Trung ương Đảng, thực hiện vững chắc hơn nữa các nhiệm vụ mà Trung ương Đảng bố trí, đảm bảo Đảng luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
Ý thức noi gương đòi hỏi noi theo Trung ương Đảng, noi theo các lý luận và đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, noi theo những quyết sách và bố trí của Trung ương Đảng, thực hiện việc những điều mà Trung ương Đảng đề xướng thì kiên quyết hưởng ứng, những điều mà Trung ương Đảng quyết định thì kiên quyết chấp hành, những điều mà Trung ương Đảng cấm thì dứt khoát không làm. “Ba noi gương” và “ba kiên quyết” này là yêu cầu chính trị, cũng là kỷ luật chính trị, tổ chức Đảng các cấp và đông đảo Đảng viên, cán bộ phải xây dựng ý thức noi gương với tự giác cao, thường xuyên “chỉnh giờ” với yêu cầu của Trung ương Đảng, xem có vấn đề “chậm nửa nhịp” hay không, có vấn đề “chênh lệch thời gian” hay không, có vấn đề “không noi theo được” hay không, chủ động điều chỉnh, sửa chữa, hiệu chỉnh.
“Bốn ý thức” là một chỉnh thể hữu cơ có ý nghĩa sâu sắc, liên hệ với nhau, đã tập trung thể hiện phương hướng chính trị, lập trường chính trị và yêu cầu chính trị căn bản, là tiêu chuẩn cơ bản để kiểm nghiệm tu dưỡng chính trị của các Đảng viên và cán bộ. Tăng cường “Bốn ý thức”, tự giác bảo vệ vai trò hạt nhân của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ quyền uy của Trung ương Đảng, bảo vệ sự đoàn kết và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, đối với việc toàn Đảng, toàn quân, nhân dân các dân tộc trong cả nước ngưng tụ sức mạnh tốt hơn để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, đối với việc toàn Đảng đoàn kết một lòng, không quên nguyện ước ban đầu, tiếp tục tiến lên, đối với việc đảm bảo Đảng và đất nước thịnh vượng phát triển, ổn định và an ninh lâu dài.
Sự lãnh đạo của Đảng là thế mạnh lớn nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, điều then chốt trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là kiên trì sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương. Chỉ có tăng cường ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân và ý thức noi gương, tự giác giữ tính nhất trí cao độ về mặt tư tưởng, chính trị và hành động với Trung ương, mới có thể làm cho Đảng đoàn kết thống nhất hơn nữa, kiên cường mạnh mẽ hơn nữa, luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo kiên cường của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.
“四个意识”
2016年1月29日,中央政治局会议首次公开提出增强政治意识、大局意识、核心意识、看齐意识这“四个意识”。习近平总书记在庆祝中国共产党成立95周年大会上的讲话强调,全党同志要增强政治意识、大局意识、核心意识、看齐意识,切实做到对党忠诚、为党分忧、为党担责、为党尽责。中共十八届六中全会通过的《关于新形势下党内政治生活的若干准则》强调,全党必须牢固树立政治意识、大局意识、核心意识、看齐意识,自觉在思想上政治上行动上同党中央保持高度一致。
政治意识要求从政治上看待、分析和处理问题。中国共产党作为马克思主义政党,讲政治是突出的特点和优势。政治意识表现为坚定政治信仰,坚持正确的政治方向,坚持政治原则,站稳政治立场,保持政治清醒和政治定力,增强政治敏锐性和政治鉴别力;严肃党内政治生活,严守政治纪律和政治规矩,研究制定政策要把握政治方向,谋划推进工作要贯彻政治要求,解决矛盾问题要注意政治影响,发展党员、选人用人要突出政治标准,对各类组织要加强政治领导、政治引领,对各类人才要加强政治吸纳。
大局意识要求自觉从大局看问题,把工作放到大局中去思考、定位、摆布,做到正确认识大局、自觉服从大局、坚决维护大局。增强大局意识,就是要正确处理中央与地方、局部与全局、当前与长远的关系,自觉从党和国家大局出发想问题、办事情、抓落实,坚决贯彻落实中央决策部署,确保中央政令畅通。
核心意识要求在思想上认同核心、在政治上围绕核心、在组织上服从核心、在行动上维护核心。增强核心意识,就是要始终坚持、切实加强党的领导特别是党中央的集中统一领导,更加紧密地团结在以习近平同志为核心的党中央周围,更加坚定地维护党中央权威,更加自觉地在思想上政治上行动上同党中央保持高度一致,更加扎实地把党中央部署的各项任务落到实处,确保党始终成为中国特色社会主义事业的坚强领导核心。
看齐意识要求向党中央看齐,向党的理论和路线方针政策看齐,向党中央决策部署看齐,做到党中央提倡的坚决响应、党中央决定的坚决执行、党中央禁止的坚决不做。这“三个看齐”“三个坚决”是政治要求,也是政治纪律,各级党组织和广大党员、干部要树立高度自觉的看齐意识,经常和党中央要求“对表”,看看有没有“慢半拍”的问题,有没有“时差”的问题,有没有“看不齐”的问题,主动进行调整、纠正、校准。
“四个意识”是一个意蕴深刻、相互联系的有机整体,集中体现了根本的政治方向、政治立场、政治要求,是检验党员、干部政治素养的基本标准。增强“四个意识”、自觉维护习近平总书记的核心地位,对于维护党中央权威、维护党的团结和集中统一领导,对全党全军全国各族人民更好凝聚力量抓住机遇、战胜挑战,对全党团结一心、不忘初心、继续前进,对保证党和国家兴旺发达、长治久安,具有十分重大的意义。
党的领导是中国特色社会主义制度的最大优势,加强党的领导的关键是坚持中央集中统一领导。只有增强政治意识、大局意识、核心意识、看齐意识,自觉在思想上政治上行动上同中央保持高度一致,才能使党更加团结统一、坚强有力,始终成为中国特色社会主义事业的坚强领导核心。