Chế độ tuần tra
Chế độ tuần tra là một chế độ quan trọng trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, là chỉ chế độ mà Trung ương và các Tỉnh ủy, Khu ủy cũng như Thành ủy thành phố trực thuộc Trung ương thông qua việc xây dựng cơ cấu tuần tra chuyên môn để giám sát ban lãnh đạo và thành viên của các tổ chức Đảng cấp dưới theo những quy định liên quan. Năm 2003, xác định chế độ tuần tra là một trong mười chế độ giám sát trong nội bộ Đảng với hình thức pháp quy trong nội bộ Đảng; năm 2007,Đại hội Đảng XVII đưa chế độ tuần tra vào Điều lệ Đảng; năm 2009, Trung ương ban hành “Điều lệ công tác tuần tra Đảng Cộng sản Trung Quốc (thi hành thử)”;tháng 8 năm 2015, Trung ương ấn hành “Điều lệ công tác tuần tra Đảng Cộng sản Trung Quốc”; tháng 5 năm 2017, Bộ Chính trị Trung ương đã xem xét thảo luận “Quyết định về việc sửa đổi ‘Điều lệ công tác tuần tra Đảng Cộng sản Trung Quốc’ ” và chính thức ban hành vào ngày 1 tháng 7. Theo quy định, công tác tuần tra kiên trì sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương và được phụ trách theo từng cấp; kiên trì thực sự cầu thị, thực hiện theo quy định của pháp luật; kiên trì đường lối quần chúng, phát huy dân chủ; các tổ chức Đảng triển khai công tác tuần tra chịu trách nhiệm chủ thể trong công tác tuần tra; chức trách công tác chính của các tổ tuần tra là giám sát ban lãnh đạo và thành viên của các tổ chức Đảng cấp dưới;phương thức tuần tra có tuần tra về hạng mục riêng, tuần tra “quay đầu xem” và “kiểu linh động”, v.v. TừĐại hội Đảng XVIII đến nay, Trung ương đã tổ chức tất cả 12 vòng tuần tra, thực hiện tuần tra toàn diện Trung ương lần đầu tiên trên lịch sử trong một nhiệm kỳ của Đảng. Thực tiễn đã chứng minh rằng chế độ tuần tra có hiệu quả và có tác dụng. Công tác tuần tra trở thành mặt bằng quan trọng để xây dựng tác phong của Đảng, xây dựng bộ máy chính trị trong sạch và đấu tranh chống tham nhũng, là phương thức quan trọng kết hợp giám sát trong nội bộ Đảng và giám sát quần chúng, là điểm nhấn quan trọng để các tổ chức Đảng cấp trên giám sát các tổ chức Đảng cấp dưới, cung cấp sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện.
巡视制度
巡视制度是中国共产党党内的一项重要制度,是指中央和省、自治区、直辖市党委,通过建立专门巡视机构,按照有关规定对下级党组织领导班子及其成员进行监督的制度。2003年,巡视制度以党内法规的形式被确定为党内监督的十项制度之一;2007年,中共十七大把巡视制度写入党章;2009年,中央颁布《中国共产党巡视工作条例(试行)》;2015年8月,中央印发《中国共产党巡视工作条例》;2017年5月,中央政治局审议《关于修改〈中国共产党巡视工作条例〉的决定》,并于7月1日正式颁布。按照规定,巡视工作坚持中央统一领导、分级负责;坚持实事求是、依法依规;坚持群众路线、发扬民主;开展巡视工作的党组织承担巡视工作的主体责任;巡视组的主要工作职责是对下级党组织领导班子及其成员进行监督;巡视的方式有专项巡视、“回头看”、“机动式”巡视等。中共十八大以来,中央组织了多轮巡视,实现中央和省级党委全覆盖,巡视利剑作用突显。实践证明,巡视制度是有效的、管用的。巡视工作成为党风廉政建设和反腐败斗争的重要平台,是党内监督与群众监督相结合的重要方式,是上级党组织对下级党组织监督的重要抓手,为全面从严治党提供了有力支撑。