Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Tinh thần làm việc chung mưu cầu phát triển trong ổn định

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Tinh thần làm việc chung mưu cầu phát triển trong ổn định

Từ Đại hội Đảng XVIII đến nay, Tập Cận Bình thường nhắc đến “Tinh thần làm việc chung mưu cầu phát triển trong ổn định” trong nhiều hoạt động trong và ngoài nước, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương mấy năm nay cũng đều lấy mưu cầu phát triển trong ổn định làm tinh thần cơ bản cho công tác năm sau. Tháng 12 năm 2016, Hội nghị công tác kinh tế Trung ương nhấn mạnh tinh thần làm việc chung mưu cầu phát triển trong ổn định là nguyên tắc quan trọng để xây dựng Đảng, quản lý đất nước, cũng là phương pháp luận để làm tốt công tác kinh tế. Kiên trì tinh thần làm việc chung mưu cầu phát triển trong ổn định thì trọng điểm của “ổn định” là giữ ổn định cho sự vận hành của nền kinh tế, đảm bảo ổn định cho sự tăng trưởng, công ăn việc làm và vật giá, đảm bảo tài chính không gặp phải rủi ro mang tính hệ thống và tính khu vực. “Ổn định” là điều căn bản, là đại cục, phải cầu tiến trong những lĩnh vực then chốt với tiền đề “ổn định”, hăng hái năng nổ với tiền đề nắm bắt tốt mức độ. Trọng điểm của “mưu cầu phát triển” phải được đặt vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đi sâu cải cách mở cửa, đảm bảo việc chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế và thúc đẩy phát triển bằng sáng tạo đạt hiệu quả mới. “Ổn định” và “mưu cầu phát triển” phải thúc đẩy lẫn nhau, kinh tế – xã hội ổn định thì mới có thể sáng tạo môi trường vĩ mô ổn định cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đi sâu cải cách mở cửa; điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đi sâu cải cách mở cửa có tiến triển mang tính thực chất thì mới có thể tạo ra tương lai tốt đẹp cho sự vận hành ổn định của kinh tế – xã hội.  

稳中求进工作总基调

中共十八大以来,习近平在国内外多个场合谈及“稳中求进工作总基调”,近几年的中央经济工作会议也都将稳中求进作为第二年工作的总基调。2016年12月,中央经济工作会议强调稳中求进工作总基调是治国理政的重要原则,也是做好经济工作的方法论。坚持稳中求进工作总基调,“稳”的重点要放在稳住经济运行上,确保增长、就业、物价不出现大的波动,确保金融不出现区域性系统性风险。“稳”是主基调,是大局,必须在“稳”的前提下在关键领域有所进取,在把握好度的前提下奋发有为。“进”的重点要放在调整经济结构和深化改革开放上,确保转变经济发展方式和创新驱动发展取得新成效。“稳”和“进”相互促进、经济社会平稳,才能为调整经济结构和深化改革开放创造稳定宏观环境;反之,调整经济结构和深化改革开放取得实质性进展,也会为经济社会平稳运行营造良好预期。