Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Kinh tế chế độ phi công hữu

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Kinh tế chế độ phi công hữu

Kinh tế chế độ phi công hữu được phát triển lớn mạnh dưới sự chỉ dẫn của những phương châm chính sách của Đảng kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay. Chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế thuộc chế độ sở hữu khác cùng phát triển là bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, cũng là yêu cầu tất yếu để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đề xuất, kinh tế chế độ công hữu và kinh tế chế độ phi công hữu đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đều là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của kinh tế – xã hội Trung Quốc.Tính đến cuối năm 2017, Trung Quốc có hơn 27 triệu doanh nghiệp tư nhân, hơn 65 triệu hộ kinh doanh cá thể, vốn đăng ký hơn 165.000 tỷ đồng NDT. Nói tóm lại, kinh tế tư nhân có đặc trưng “56789”, tức đóng góp hơn 50% thuế thu vào ngân sách, hơn 60% GDP, hơn 70% thành quả sáng tạo kỹ thuật, hơn 80% công ăn việc làm tại các thành thị, hơn 90% số lượng doanh nghiệp. Trong 500 doanh nghiệp mạnh nhất thế giới, doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc tăng từ 1 doanh nghiệp năm 2010 lên 28 doanh nghiệp năm 2018. Kinh tế tư nhân đã trở thành lực lượng không thể thiếu được trong việc thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, trở thành lĩnh vực chủ yếu trong việc khởi nghiệp và tạo công ăn việc làm, chủ thể quan trọng trong sáng tạo kỹ thuật, nguồn thuế quan trọng của nhà nước, phát huy vai trò quan trọng trong việc Trung Quốc phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi chức năng Chính phủ, di chuyển sức lao động dư thừa ở nông thôn và khai thác thị trường quốc tế, v.v. Kinh tế tư nhân là yếu tố bên trong của chế độ kinh tế Trung Quốc, là thành quả quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là chủ thể quan trọng thúc đẩy cải cách cơ cấu nguồn cung, thúc đẩy phát triển chất lượng cao và xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, cũng là sức mạnh quan trọng đảm bảo Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền lâu dài, đoàn kết và dẫn dắt nhân dân toàn quốc thực hiện mục tiêu phấn đấu “Hai cái 100 năm” và giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Trên chặng đường mới hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, tiến tới xây dựng toàn diện nhà nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân của Trung Quốc chỉ có thể càng lớn mạnh hơn, không thể làm yếu đi.   

非公有制经济

非公有制经济,是改革开放以来在党的方针政策指引下发展起来的。公有制为主体、多种所有制经济共同发展的基本经济制度,是中国特色社会主义制度的重要组成部分,也是完善社会主义市场经济体制的必然要求。中共十八届三中全会提出,公有制经济和非公有制经济都是社会主义市场经济的重要组成部分,都是中国经济社会发展的重要基础。截至2017年底,中国民营企业数量超过2700万家,个体工商户超过6500万户,注册资本超过165万亿元。概括起来说,民营经济具有“五六七八九”的特征,即贡献了50%以上的税收,60%以上的国内生产总值,70%以上的技术创新成果,80%以上的城镇劳动就业,90%以上的企业数量。在世界500强企业中,中国民营企业由2010年的1家增加到2018年的28家。民营经济已经成为推动中国发展不可或缺的力量,成为创业就业的主要领域、技术创新的重要主体、国家税收的重要来源,为中国社会主义市场经济发展、政府职能转变、农村富余劳动力转移、国际市场开拓等发挥了重要作用。民营经济是中国经济制度的内在要素,是社会主义市场经济发展的重要成果,是推动社会主义市场经济发展的重要力量,是推进供给侧结构性改革、推动高质量发展、建设现代化经济体系的重要主体,也是中国共产党长期执政、团结带领全国人民实现“两个一百年”奋斗目标和中华民族伟大复兴中国梦的重要力量。在全面建成小康社会、进而全面建设社会主义现代化国家的新征程中,中国的民营经济只能壮大、不能弱化。