Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Cải cách cơ cấu nguồn cung

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

17-04-2019 | China.org.cn

Cải cách cơ cấu nguồn cung

Ngày 10 tháng 11 năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 11 của Tổ lãnh đạo tài chính kinh tế Trung ương, Tập Cận Bình đưa ra quyết sách chiến lược quan trọng đẩy mạnh “Cải cách cơ cấu nguồn cung” này. Báo cáo Đại hội Đảng XIX lại nhấn mạnh, xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, cần phải đặt điểm nhấn phát triển kinh tế vào kinh tế thực thể, lấy việc nâng cao chất lượng hệ thống cung ứng làm phương hướng chủ công, tăng cường rõ rệt thế mạnh chất lượng kinh tế nước ta. Cải cách cơ cấu nguồn cung, mục đích cuối cùng là đáp ứng cầu, phương hướng chủ công là nâng cao chất lượng nguồn cung, con đường căn bản là đi sâu cải cách. Đáp ứng nhu cầu, tức là đi sâu nghiên cứu sự biến đổi của thị trường, hiểu rõ nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiềm ẩn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về văn hóa vật chất ngày càng tăng của nhân dân trong quá trình giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn cung, tức là giảm bớt nguồn cung vô hiệu, tăng nguồn cung hữu hiệu, ra sức nâng cao chất lượng hệ thống cung ứng, nâng cao tính thích ứng của cơ cấu nguồn cung đối với cơ cấu nhu cầu. Đi sâu cải cách, tức là hoàn thiện cơ chế thể chế thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực, đi sâu cải cách thể chế quản lý hành chính, phá vỡ độc quyền, kiện toàn thị trường các yếu tố sản xuất, để cơ chế giá cả thực sự dẫn dắt việc phân bổ các nguồn lực. Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của cải cách cơ cấu nguồn cung là loại bỏ năng lực sản xuất dư thừa, giảm tồn kho, giảm nợ cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ, giảm giá thành cho doanh nghiệp, bù đắp các mặt yếu kém trong phát triển. Thông qua một loạt giải pháp chính sách, nhất là những biện pháp chính sách thúc đẩy sáng tạo khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế thực thể, bảo đảm và cải thiện đời sống nhân dân để nâng cao chất lượng hệ thống cung ứng, cung cấp động lực bên trong ùn ùn không dứt cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế.

供给侧结构性改革

2015年11月10日,在中央财经领导小组第十一次会议上,习近平提出推进“供给侧改革”这一重要战略决策。中共十九大报告进一步强调,建设现代化经济体系,必须把发展经济的着力点放在实体经济上,把提高供给体系质量作为主攻方向,显著增强我国经济质量优势。供给侧结构性改革,最终目的是满足需求,主攻方向是提高供给质量,根本途径是深化改革。满足需求,就是深入研究市场变化,理解现实需求和潜在需求,在解放和发展社会生产力中更好满足人民日益增长的物质文化需要。提高供给质量,就是减少无效供给、扩大有效供给,着力提升整个供给体系质量,提高供给结构对需求结构的适应性。深化改革,就是完善市场在资源配置中起决定性作用的体制机制,深化行政管理体制改革,打破垄断,健全要素市场,使价格机制真正引导资源配置。当前供给侧结构性改革的主要任务是去产能、去库存、去杠杆、降成本、补短板。通过一系列政策举措,特别是推动科技创新、发展实体经济、保障和改善人民生活的政策措施,提高供给体系质量,为经济持续健康发展提供源源不断的内生动力。