Bố cục mới mở cửa toàn diện
Kể từ Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI đến nay, việc mở cửa của Trung Quốc được tiến hành từ điểm đến diện, từ dễ đến khó, từ các đặc khu kinh tế như Thâm Quyến dẫn đầu khởi động, mở rộng đến các vùng ven biển, ven sông và vùng biên giới miền Đông đến vùng nội địa miền Trung và miền Tây; từ phát triển mở cửa Phố Đông, đến gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); từ thiết lập Khu thí điểm thương mại tự do, cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường”, đến xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại. Năm 2018, tổng giá trị xuất nhập khẩu ngoại thương Trung Quốc lần đầu tiên đột phá 30.000 tỷ đồng NDT, tận dụng 885,61 tỷ đồng NDT vốn nước ngoài trong cả năm, cả hai đều lập nên kỷ lục mới trong lịch sử. Cũng trong năm này, Hội chợ nhập khẩu quốc tế lần thứ nhất được tổ chức ở Thượng Hải, hơn 3600 doanh nghiệp đến từ năm châu, và hơn 400.000 khách hàng trong và ngoài nước hăng hái đến dự hội chợ, kim ngạch giao dịch xấp xỉ 60 tỷ USD. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là đạt được trong điều kiện mở cửa, sự phát triển với chất lượng cao của kinh tế Trung Quốc trong tương lai cũng cần phải tiến hành trong điều kiện càng mở cửa hơn. Thúc đẩy mở cửa đối ngoại toàn diện thì phải thích ứng với tình hình mới, nắm bắt đặc điểm mới, phảilấyviệcxâydựng “Một vành đai,mộtconđường”làmtrọng điểm,kiên trìchútrọng song song cả thu hút đầu tư lẫn đầu tư ra nước ngoài, tuân theo nguyêntắccùng thương thảo,cùng xây dựngvàcùngchiasẻ, tăng cường hợp tác mở cửa về năng lực sáng tạo, hình thành cục diện mở cửa kết nối tương tác giữa lục địa và biển, giữa trong và ngoài nước, hỗ trợ cho nhau giữa miền Đông và miền Tây, thúc đẩy chuyển biến từ mở cửa kiểu lưu động hàng hóa và yếu tố sang mở cửa kiểu chế độ như quy tắc. Trung Quốc đang phổ biến toàn diện mô hình nguyên tắc đãi ngộ quốc dân cộng danh sách tiêu cực, đẩy mạnh biến đổi chế độ quản lý thương mại đầu tư và chế độ công thương; xây dựng môi trường kinh doanh thương mại pháp trị hóa, quốc tế hóa và tiện lợi hóa; đi sâu mở cửa đối ngoại về mặt quy tắc, chế độ, phương thức tư duy cũng như văn hóa và quan niệm, dựa vào mở cửa để thúc đẩy cải cách, thúc đẩy phát triển.
全面开放新格局
中共十一届三中全会以来,中国的对外开放,由点到面、由浅入深,从深圳等经济特区率先启动,扩展到东部沿海、沿江、沿边与中西部内陆地区;从浦东开发开放,到加入世界贸易组织;从设立自由贸易试验区、共建“一带一路”,到构建人类命运共同体。2018年,中国外贸进出口总值首次突破30万亿元,全年实际利用外资8856.1亿元,双双创下历史新高。同年,首届国际进口博览会亮相上海,来自五大洲的3600多家企业,超过40万的中外采购商踊跃参会,成交额近600亿美元。中国经济发展是在开放条件下取得的,未来中国经济实现高质量发展也必须在更加开放条件下进行。推动全方位对外开放,就是要适应新形势、把握新特点,以“一带一路”建设为重点,坚持引进来和走出去并重,遵循共商共建共享原则,加强创新能力开放合作,形成陆海内外联动、东西双向互济的开放格局,推动由商品和要素流动型开放向规则等制度型开放转变。中国正全面推行国民待遇原则加负面清单管理模式,推进投资贸易管理制度、工商制度变革;建设法治化、国际化、便利化的营商环境;深化规则、制度层面、思维方式、文化与观念层面上的对外开放,借助开放推进改革、促进发展。