Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Hai bờ là người thân trong một nhà

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

16-04-2019 | China.org.cn

Hai bờ là người thân trong một nhà

Đồng bào hai bờ eo biển là anh em ruột thịt cùng chung vận mệnh, là người một nhà “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Tập Cận Bình hiểu biết sâu sắc về vấn đề Đài Loan, am hiểu lịch sử Đài Loan và lịch trình quan hệ hai bờ eo biển, cũng thông cảm về trạng thái tâm lý đặc biệt của đồng bào Đài Loan được hình thành bởi cảnh ngộ lịch sử và môi trường xã hội, đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng chân thành sẽ nỗ lực cùng với đồng bào Đài Loan, tháo gỡ vướng mắc lịch sử của đồng bào Đài Loan, cùng nhau nắm bắt hiện tại và sáng tạo tương lai. Ngày 6 tháng 10 năm 2013, khi gặp mặt với Chủ tịch Hội đồng quản trị danh dự Quỹ Thị trường chung Hai bờ eo biển Đài Loan Tiêu Vạn Trường, Tập Cận Bình đề xuất, mong muốn khởi xướng quan niệm “Hai bờ là người thân trong một nhà”, tăng cường giao lưu hợp tác, cùng nhau thúc đẩy sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Sau đó, Tập Cận Bình lại nhiều lần nhấn mạnh và thực hiện quan niệm “Hai bờ là người thân trong một nhà”. Hai bờ là người thân trong một nhà, cắm rễ vào dòng máu và tinh thần chung, bám rễ vào lịch sử và nền văn hóa chung. Tập Cận Bình đề xuất “Hai bờ là người thân trong một nhà” từ khía cạnh dòng máu tình thân, nền văn hóa lịch sử và sự phục hưng dân tộc, chỉ rõ dòng suy nghĩ cơ bản cho việc đồng bào hai bờ eo biển xử lý mối quan hệ với nhau, có lợi cho việc kéo gần khoảng cách tình cảm và tâm lý giữa đồng bào hai bờ, tăng cường sự đồng cảm về quốc gia, dân tộc và văn hóa, cùng thực hiện giấc mơ Trung Quốc phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Tại Đại hội chào mừng kỷ niệm 40 năm phát biểu “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, Tập Cận Bình chỉ ra, vấn đề Đài Loan nảy sinh từ sự suy yếu, sự rối loạn của dân tộc, ắt sẽ kết thúc theo đà sự phục hưng của dân tộc. Đồng bào hai bờ eo biển phải chung tay chung lòng, cùng thực hiện giấc mơ Trung Quốc, cùng gánh vác trách nhiệm phục hưng dân tộc, cùng hưởng vinh quang của sự phục hưng dân tộc. 

“两岸一家亲”

两岸同胞是命运与共的骨肉兄弟,是血浓于水的一家人。习近平对台湾问题有深刻的理解,熟知台湾历史和两岸关系历程,也理解台湾同胞因其历史遭遇和社会环境所形成的特定心态,多次表达了愿与台湾同胞一起努力,化解台湾同胞的历史心结、共同把握现在、开创未来的真诚心愿。2013年10月6日,他在会见台湾两岸共同市场基金会荣誉董事长萧万长时提出,希望倡导“两岸一家亲”的理念,加强交流合作,共同促进中华民族伟大复兴。此后,他又多次强调和践行“两岸一家亲”理念。两岸同胞一家亲,根植于共同的血脉和精神,扎根于共同的历史和文化。习近平从血脉亲情、历史文化、民族复兴的角度提出“两岸一家亲”,指明了两岸同胞处理彼此关系的基本思路,有助于拉近两岸同胞的感情和心理距离,增进国家、民族、文化的共同认同,共圆中华民族伟大复兴的中国梦。在《告台湾同胞书》发表40周年纪念会上,习近平指出,台湾问题因民族弱乱而产生,必将随着民族复兴而终结。两岸同胞要携手同心,共圆中国梦,共担民族复兴的责任,共享民族复兴的荣耀。