Trang chủ> Quản lý đất nước Trung Quốc

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường"

(Quản lý đất nước Trung Quốc)

16-04-2019 | China.org.cn

Sáng kiến "Một vành đai, một con đường"

“Một vành đai, một con đường” là tên gọi tắt của “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Tháng 9 và tháng 10 năm 2013, khi thăm Trung Á và Đông Nam Á, Tập Cận Bình đã nêu sáng kiến cùng xây dựng “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” với các nước có liên quan. Sáng kiến này chủ yếu bao gồm các nước và khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á và Trung Đông Âu, v.v. lấy việc thực hiện “Chính sách thông thoáng, đường sá liên thông, mậu dịch thông suốt, tiền tệ lưu thông, lòng dân thông hiểu” làm nội dung chính, lấy “Cùng thương thảo, cùng xây dựng và cùng chia sẻ” làm nguyên tắc, lấy “Cộng đồng cùng chung lợi ích, cộng đồng cùng chung trách nhiệm, cộng đồng cùng chung vận mệnh” làm mục tiêu, đem lại hạnh phúc thật sự cho các nước và nhân dân cùng tham gia xây dựng. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” phù hợp với lợi ích chung của các bên có liên quan, thuận theo trào lưu hợp tác khu vực và toàn cầu, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nước cùng tham gia xây dựng.Tính đến cuối năm 2018, Trung Quốc đã ký kết hơn 150 Hiệp định về cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” với 106 nước và 29 tổ chức quốc tế, phạm vi từ lục địa Á – Âu mở rộng đến châu Phi, châu Mỹ La-tinh và khu vực Ca-ri-bê, khu vực Nam Thái Bình Dương; triển khai hợp tác cơ chế hóa về năng lực sản xuất với hơn 30 quốc gia, thúc đẩy hình thành cục diện mới mở cửa đối ngoại lấy “Một vành đai, một con đường” làm sự dẫn dắt. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã được đưa vào những nghị quyết quan trọng của Đại hội Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, v.v. Nghị quyết số 2344 được thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua việc xây dựng “Một vành đai, một con đường” để tăng cường hợp tác kinh tế khu vực.  

“一带一路”倡议

“一带一路”是“丝绸之路经济带”和“21世纪海上丝绸之路”的简称。2013年9月和10月,习近平出访中亚和东南亚时,分别提出了与相关国家共同建设“丝绸之路经济带”和“21世纪海上丝绸之路”的倡议。该倡议主要涵盖东亚、东南亚、南亚、西亚、中亚和中东欧等国家和地区,以实现“政策沟通、设施联通、贸易畅通、资金融通、民心相通”为主要内容,以“共商、共建、共享”为原则,以“利益共同体、责任共同体、命运共同体”为目标,实实在在造福参与共建的国家和人民。“一带一路”倡议符合有关各方共同利益,顺应地区和全球合作潮流,得到了共建国家的积极响应。截至2018年年底,中国已与106个国家和29个国际组织签署了超过150份共建“一带一路”协议,签署范围自亚欧大陆拓展至非洲、拉美和加勒比地区、南太平洋地区;同30多个国家开展机制化产能合作,推动形成了以“一带一路”为引领的对外开放新格局。“一带一路”倡议已被写入联合国大会、安理会等重要决议,联合国安理会通过的第2344号决议,呼吁国际社会通过“一带一路”建设加强区域经济合作。