Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa
Hơn 2100 năm về trước, Trương Khiên thời nhà Hán Trung Quốc từng hai lần đi sứ Trung Á, mở ra cánh cửa lớn cho sự đi lại hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, mở ra một con đường tơ lụa xuyên ngang từ Đông sang Tây, nối liền châu Âu và châu Á. Hàng nghìn năm nay, trên con đường tơ lụa cổ xưa này, nhân dân các nước đã cùng viết nên trang sử về tình hữu nghị được truyền tụng ngàn năm. Nhằm làm cho các nước châu Âu và châu Á có mối liên hệ về kinh tế càng chặt chẽ hơn, có sự hợp tác càng sâu sắc hơn, có không gian phát triển càng rộng lớn hơn, ngày 7 tháng 9 năm 2013, khi phát biểu tại Đại học Nazarbayev Ca-dắc-xtan, Tập Cận Bình đề xuất cùng nhau xây dựng Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa với mô hình hợp tác sáng tạo, lấy điểm tác động đến diện, từ tuyến đến vùng, từng bước hình thành hợp tác lớn giữa các khu vực. Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa phía Đông kết nối với vòng tròn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, phía Tây kết nối với vòng tròn kinh tế châu Âu phát triển, và được coi là “Hành lang kinh tế lớn dài nhất, có tiềm lực phát triển nhất trên thế giới”.
丝绸之路经济带
2100 多年前,中国汉代的张骞两次出使西域,开启了中国同中亚各国友好交往的大门,开辟出一条横贯东西、连接欧亚的丝绸之路。千百年来,在这条古老的丝绸之路上,各国人民共同谱写出千古传诵的友好篇章。为了使欧亚各国经济联系更加紧密、相互合作更加深入、发展空间更加广阔,2013 年 9 月 7 日,习近平在哈萨克斯坦纳扎尔巴耶夫大学发表演讲时提出,用创新的合作模式,共同建设丝绸之路经济带,以点带面,从线到片,逐步形成区域大合作。丝绸之路经济带东边牵着亚太经济圈,西边系着发达的欧洲经济圈,被认为是“世界上最长、最具有发展潜力的经济大走廊”。