Trình bày tốt câu chuyện Trung Quốc, truyền bá tốt tiếng nói Trung Quốc
Tháng 8 năm 2013, tại Hội nghị công tác tuyên truyền tư tưởng toàn quốc, Tập Cận Bình đặt ra yêu cầu rõ ràng “Trình bày tốt câu chuyện Trung Quốc, truyền bá tốt tiếng nói Trung Quốc”. Tập Cận Bình không những là người khởi xướng, mà còn là người thực hiện, nhất là trong các trường hợp giao lưu đối ngoại, Tập Cận Bình đã kể nhiều câu chuyện sưởi ấm lòng người, kéo gần khoảng cách giữa người dân trong và ngoài nước, truyền bá một cách hình tượng những quan điểm và thái độ của Trung Quốc với thế giới. Những câu chuyện này được xuyên suốt bởi chữ “đạo” chứa đựng trong nền văn hóa lịch sử Trung Quốc, chữ “đạo” trong việc cải cách phát triển của Trung Quốc, chữ “đạo” trong việc Trung Quốc tham gia xử lý các công việc của thế giới. Thực hiện giấc mơ Trung Quốc là sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, là câu chuyện lớn nhất, hay nhất của Trung Quốc đương đại. Có thể trình bày tốt câu chuyện Trung Quốc hay không, có thể truyền bá tốt tiếng nói Trung Quốc hay không, điều then chốt là phải xem thính giả có muốn nghe hay không, nghe có hiểu được hay không, có thể tương tác tích cực, gây được sự đồng cảm nhiều hơn hay không. Do vậy, Trung Quốc đang thông qua những biện pháp như tăng cường xây dựng năng lực truyền bá quốc tế, thúc đẩy truyền thông truyền thống và truyền thông mới nổi phát triển hòa hợp, xây dựng hệ thống tiếng nói liên kết trong và ngoài nước, v.v. để cung cấp nhiều câu chuyện Trung Quốc, truyền bá nhiều tiếng nói Trung Quốc với thế giới.
讲好中国故事、传播好中国声音
2013年8月,在全国宣传思想工作会议上,习近平提出了“讲好中国故事、传播好中国声音”的明确要求。他不仅是倡导者,也是践行者,尤其是在对外交往中,讲述了很多温暖人心的故事,拉近了中外民众的距离,向世界形象传递了中国观点和中国态度。这些故事贯穿着中国历史文化之“道”,中国改革发展之“道”,中国参与世界治理之“道”。实现中华民族伟大复兴的中国梦,是当代中国最宏大、最精彩的故事。中国故事能不能讲好,中国声音能不能传播好,关键要看受众是否愿意听、听得懂,能否形成良性互动,产生更多共鸣。为此,中国正在通过加强国际传播能力建设、推动传统媒体与新兴媒体融合发展、打造融通中外的话语体系等措施,向世界提供更多的中国故事,传递更多的中国声音。