Trang chủ> Xây dựng Đảng và quản lý đất nước

Quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện

(Xây dựng Đảng và quản lý đất nước)

30-11-2018 | China.org.cn

Quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện 

Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc được diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 10 năm 2014, đã có sự bố trí mới về việc “đẩy mạnh quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện”. Quản lý nhà nước theo pháp luật là yêu cầu bản chất và sự đảm bảo quan trọng cho việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đối mặt với nhiệm vụ cải cách, phát triển và ổn định nặng nề hơn bao giờ hết, đương đầu với những mâu thuẫn, rủi ro và thách thức nhiều hơn bao giờ hết, càng cần phải vận dụng tư duy và phương thức pháp trị để triển khai công tác, giải quyết vấn đề hơn bất kỳ lúc nào, phát huy tốt hơn vai trò dẫn dắt và quy phạm của pháp trị. Mục tiêu tổng quát của việc quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện là: Xây dựng hệ thống pháp trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, xây dựng nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, hệ thống thi hành pháp luật hiệu quả, hệ thống giám sát thi hành pháp luật nghiêm ngặt, hệ thống bảo đảm thi hành pháp luật mạnh mẽ và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong Đảng hoàn thiện. Trong tiến trình đẩy mạnh quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện, phải kiên trì cùng nhau đẩy mạnh quản lý nhà nước theo pháp luật, cầm quyền theo pháp luật và quản lý hành chính theo pháp luật, kiên trì xây dựng nhất thể hóa nhà nước pháp trị, chính phủ pháp trị và xã hội pháp trị, thực hiện lập pháp khoa học, thực thi pháp luật nghiêm minh, bảo đảm tư pháp công chính và toàn dân tuân theo pháp luật. Quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện, cần phải tiến hành xoay quanh chặt chẽ việc đảm bảo và thúc đẩy xã hội công bằng chính nghĩa, nỗ lực làm cho quần chúng nhân dân đều cảm nhận được sự công bằng chính nghĩa trong mỗi vụ án tư pháp. Quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện là một công trình hệ thống, là một cuộc cách mạng rộng rãi và sâu sắc trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Phải luôn luôn kiên trì thống nhất hữu cơ sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ, quản lý nhà nước theo pháp luật, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc quản lý nhà nước theo pháp luật toàn diện.  

全面依法治国

2014年10月20日至23日召开的中共十八届四中全会,作出了“全面推进依法治国”的新部署。依法治国是坚持和发展中国特色社会主义的本质要求和重要保障。当前,中国面对的改革发展稳定任务之重前所未有,矛盾风险挑战之多前所未有,比以往任何时候都更加需要运用法治思维和法治方式开展工作、解决问题,更好发挥法治的引领和规范作用。全面依法治国的总目标是:建设中国特色社会主义法治体系,建设社会主义法治国家。为实现这一目标,需要形成完备的法律规范体系、高效的法治实施体系、严密的法治监督体系、有力的法治保障体系,以及完善的党内法规体系。在全面推进依法治国进程中,要坚持依法治国、依法执政、依法行政共同推进,坚持法治国家、法治政府、法治社会一体建设,实现科学立法、严格执法、公正司法、全民守法。全面依法治国,必须紧紧围绕保障和促进社会公平正义来进行,努力让人民群众在每一个司法案件中都能感受到公平正义。全面依法治国是一个系统工程,是国家治理领域一场广泛而深刻的革命。要始终坚持党的领导、人民当家作主、依法治国有机统一,加强党对全面依法治国的领导。