Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
Năm 1982, trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ “Kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với tình hình thực tế cụ thể của nước ta, đi con đường của riêng mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, lần đầu tiên nêu ra một cách rõ ràng mệnh đề trọng đại là xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Từ đó, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã trở thành chủ đề sáng rõ trong toàn bộ lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bao gồm bốn nội dung: con đường, hệ thống lý luận, chế độ và văn hóa. Con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là con đường tất yếu để thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, là con đường tất yếu để chỉ dẫn nhân dân Trung Quốc xây dựng cuộc sống tốt đẹp của mình. Hệ thống lý luận xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là lý luận đúng đắn chỉ đạo Đảng và nhân dân thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa theo con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, là lý luận khoa học dẫn đầu thời đại, tiến lên cùng thời đại. Chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc là chế độ bảo đảm căn bản cho sự phát triển tiến bộ của Trung Quốc đương đại, là chế độ tiên tiến mang đặc sắc Trung Quốc rõ nét, thế mạnh chế độ rõ rệt và năng lực tự hoàn thiện mạnh mẽ. Văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc tích tụ sự theo đuổi về tinh thần dưới tầng sâu nhất của dân tộc Trung Hoa, đại diện cho tiêu chí tinh thần độc đáo của dân tộc Trung Hoa, là sức mạnh tinh thần mạnh mẽ cho nhân dân Trung Quốc tiến lên thắng lợi. Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tiễn, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã trả lời một cách hệ thống vấn đề căn bản là xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu gì, xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào tại một nước phương Đông lớn có dân số đông, kinh tế chưa phát triển như Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, căn cứ chung là giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội, bố cục chung là “tập trung năm mặt trong một chỉnh thể” là xây dựng kinh tế, xây dựng chính trị, xây dựng văn hóa, xây dựng xã hội và xây dựng văn minh sinh thái, nhiệm vụ chung là thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đặc trưng bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
中国特色社会主义
1982年,邓小平在中共十二大开幕词中指出“把马克思主义的普遍真理同我国的具体实际结合起来,走自己的路,建设有中国特色的社会主义”,第一次鲜明提出建设中国特色社会主义的重大命题。此后,建设中国特色社会主义就成为中国共产党全部理论和实践的鲜明主题。中国特色社会主义包含道路、理论体系、制度和文化四个层面。中国特色社会主义道路是实现社会主义现代化的必由之路,是指引中国人民创造自己美好生活的必由之路。中国特色社会主义理论体系是指导党和人民沿着中国特色社会主义道路实现中华民族伟大复兴的正确理论,是立于时代前沿、与时俱进的科学理论。中国特色社会主义制度是当代中国发展进步的根本制度保障,是具有鲜明中国特色、明显制度优势、强大自我完善能力的先进制度。中国特色社会主义文化积淀着中华民族最深层的精神追求,代表着中华民族独特的精神标识,是中国人民胜利前行的强大精神力量。中国特色社会主义,从理论和实践结合上系统回答了在中国这样人口多底子薄的东方大国建设什么样的社会主义、怎样建设社会主义这个根本问题。当前,建设中国特色社会主义,总依据是社会主义初级阶段,总布局是经济建设、政治建设、文化建设、社会建设、生态文明建设“五位一体”,总任务是实现社会主义现代化和中华民族伟大复兴。中国共产党的领导是中国特色社会主义最本质的特征。