Giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, chúng ta luôn chú trọng nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa xã hội từ góc độ giá trị. Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra nhiều lần, sự bần cùng không phải là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa bình quân không phải là chủ nghĩa xã hội, sự phân hóa hai cực không phải là chủ nghĩa xã hội, không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội, không có pháp chế thì cũng không có chủ nghĩa xã hội, v.v. Giang Trạch Dân nêu ra, sự phát triển toàn diện của con người là yêu cầu bản chất của xã hội mới xã hội chủ nghĩa, v.v. Hồ Cẩm Đào đề xuất, xã hội công bằng chính nghĩa là yêu cầu bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, xã hội hài hòa là thuộc tính bản chất của Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy dân làm gốc là cốt lõi của quan điểm phát triển khoa học, v.v. Năm 2012, Đại hội Đảng XVIII đã đề xuất rõ ràng nhiệm vụ căn bản là vun đắp và thực hiện giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh phải khởi xướng giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, khởi xướng tự do, bình đẳng, công bằng chính nghĩa, pháp trị, khởi xướng yêu nước, yêu nghề, thành tín, thân thiện. Giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa đã hợp nhất yêu cầu giá trị liên quan đến ba cấp độ nhà nước, xã hội và công dân, thể hiện yêu cầu bản chất của hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính quy định về chất của chế độ xã hội chủ nghĩa về mặt tư tưởng và tinh thần, là sự thể hiện tập trung của tinh thần Trung Quốc đương đại, ngưng kết sự theo đuổi giá trị chung của toàn thể nhân dân. Giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa đã trả lời một cách sâu sắc vấn đề quan trọng là xây dựng đất nước kiểu gì, xây dựng xã hội kiểu gì và bồi dưỡng đào tạo công dân kiểu gì. Vun đắp và thực hiện giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa, phải lấy việc đào tạo thế hệ mới có thể gánh vác trọng trách thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc làm điểm xuất phát, tăng cường hướng dẫn bằng giáo dục, trưởng thành trong thực tiễn, bảo đảm về chế độ, làm cho giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa hòa nhập vào mọi mặt trong sự phát triển xã hội, chuyển hóa thành sự đồng cảm về tình cảm và thói quen hành vi của người dân.
社会主义核心价值观
改革开放以来,我们始终注重从价值的角度来认识和理解社会主义。邓小平反复指出,贫穷不是社会主义,平均主义不是社会主义,两极分化不是社会主义,没有民主就没有社会主义,没有法制也没有社会主义等等;江泽民提出,人的全面发展是社会主义新社会的本质要求等等;胡锦涛提出,社会公平和正义是社会主义制度的本质要求,社会和谐是中国特色社会主义的本质属性,以人为本是科学发展观的核心等等。2012年召开的党的十八大则明确提出了培育和践行社会主义核心价值观的根本任务,强调要倡导富强、民主、文明、和谐,倡导自由、平等、公正、法治,倡导爱国、敬业、诚信、友善。社会主义核心价值观把涉及国家、社会、公民三个层面的价值要求融为一体,体现了社会主义意识形态的本质要求,体现了社会主义制度在思想和精神层面的质的规定性,是当代中国精神的集中体现,凝结着全体人民共同的价值追求。社会主义核心价值观深入回答了要建设什么样的国家、建设什么样的社会、培育什么样的公民的重大问题。培育和践行社会主义核心价值观,要以培养担当民族复兴大任的时代新人为着眼点,强化教育引导、实践养成、制度保障,把社会主义核心价值观融入社会发展各方面,转化为人们的情感认同和行为习惯。