Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là một tổ chức quốc tế liên Chính phủ mang tính vĩnh cửu mà Trung Quốc, Nga, Ca-dắc-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan tuyên bố thành lập tại Thượng Hải vào ngày 15 tháng 6 năm 2001. Tiền thân là cơ chế gặp gỡ “Năm nước Thượng Hải” được thành lập vào tháng 4 năm 1996. Tháng 6 năm 2017, Ấn Độ và Pa-ki-xtan chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải , đây cũng là lần đầu tiên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải bổ sung thành viên mới.
Khi mới được thành lập, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thì đã xác định hợp tác an ninh là phương hướng ưu tiên, các nước thành viên đã ký kết “Công ước Thượng Hải về đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa chia rẽ và chủ nghĩa cực đoan” tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, xác định việc đấu tranh chống “ba thế lực” là nhiệm vụ quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Sau 17 năm thành lập và phát triển, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã từng bước tìm ra mô hình mới về hợp tác an ninh tập thể, thực hiện mô hình quản trị an ninh thực hiện chính sách tổng hợp, trị cả gốc lẫn ngọn, góp phần to lớn vào an ninh khu vực châu Á-châu Âu. Các bên khởi xướng và thực hiện khái niệm an ninh mới là an ninh chung, tổng hợp, hợp tác và bền vững, sẽ làm cho con đường hợp tác an ninh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ngày càng mở rộng.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhằm tăng cường mối tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên, khuyến khích các nước thành viên hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, v.v. dốc sức vào việc cùng duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đẩy mạnh xây dựng trật tự kinh tế chính trị quốc tế mới công bằng và hợp lý. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tuân theo “Tinh thần Thượng Hải” “Tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng, hiệp thương, tôn trọng các nền văn minh đa dạng, mưu cầu cùng phát triển” trong nội bộ, tuân theo nguyên tắc không liên kết, không nhằm vào các quốc gia và khu vực khác cũng như mở cửa đối ngoại.
Cơ cấu quyết sách cao nhất của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là Hội đồng lãnh đạo của các nước thành viên, hàng năm được tổ chức một lần để quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Hội đồng lãnh đạo của Chính phủ các nước được tổ chức mỗi năm một lần, thảo luận chiến lược về hợp tác đa phương và lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải có hai cơ cấu thường trực là Ban thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Bắc Kinh và Ban chấp hành Cơ cấu chống khủng bố khu vực Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Ta-sken. Tháng 6 năm 2018, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được tổ chức thành công tại Thanh Đảo.
上海合作组织
上海合作组织是由中国、俄罗斯、哈萨克斯坦、吉尔吉斯斯坦、塔吉克斯坦、乌兹别克斯坦于2001年6月15日在上海宣布成立的永久性政府间国际组织。其前身是成立于1996年4月的“上海五国”会晤机制。2017年6月,印度和巴基斯坦正式成为上合成员,这也是上合组织首次扩员。
上海合作组织成立伊始,就明确将安全合作作为优先方向,成员国在首次峰会上签署了《打击恐怖主义、分裂主义和极端主义上海公约》,将打击“三股势力”明确列为上合组织的重要任务。成立17年来,上合组织逐步探索出新的集体安全合作模式,推行综合施策、标本兼治的安全治理模式,为亚欧地区的安全做出了巨大贡献。各方倡导并践行共同、综合、合作、可持续的新安全观,将使上合组织安全合作之路越走越宽。
上合组织旨在加强成员国间的友好与信任,鼓励成员国在政治、经贸、文化等领域的有效合作,致力于共同维护地区和平与稳定,推动建立公正合理的国际政治经济新秩序。上合组织对内遵循“互信、互利、平等、协商,尊重多样文明、谋求共同发展”的“上海精神”,对外奉行不结盟、不针对其他国家和地区及开放原则。
上合组织最高决策机构是成员国元首理事会,该会议每年举行一次,决定本组织所有重要问题。政府首脑理事会每年举行一次,讨论本组织框架下多边合作和优先领域的战略。上合组织有两个常设机构,分别是设在北京的上合组织秘书处和设在塔什干的上合组织地区反恐怖机构执行委员会。2018年6月,上合组织青岛峰会成功召开。