Chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục
Từ khi vừa kết thúc “Đại cách mạng văn hóa” năm 1977, thì đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề xuất: “Nước ta muốn đuổi kịp trình độ tiên tiến thế giới, phải bắt đầu từ đâu đây? Tôi nghĩ, phải bắt đầu từ khoa học và giáo dục.” Năm 1985, tại Hội nghị công tác khoa học kỹ thuật toàn quốc và Hội nghị công tác giáo dục toàn quốc, đồng chí Đặng Tiểu Bình yêu cầu Đảng ủy và chính quyền các cấp phải coi trọng công tác giáo dục và khoa học kỹ thuật. Tháng 5 năm 1995, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc vụ viện tổ chức Đại hội khoa học kỹ thuật toàn quốc, quyết định thực thi chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục trong cả nước. Hơn 20 năm nay, hàng loạt quyết sách và bố trí quan trọng như "Đề cương quy hoạch 5 năm lần thứ 9", Mục tiêu viễn cảnh năm 2010, v.v. đã không ngừng làm cho chiến lược này có thêm những nội hàm mới. Báo cáo Đại hội Đảng 19 lại đã xác định chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục là một trong bảy chiến lược lớn cần được thực thi kiên định nhằm quyết thắng hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả, "phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục" đã có thêm những nội hàm thời đại mới. Chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục, tức là dưới sự chỉ đạo của tư tưởng "khoa học kỹ thuật là sức sản xuất số 1", kiên trì lấy giáo dục làm gốc, đặt khoa học kỹ thuật và giáo dục ở vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường năng lực chuyển hóa thực lực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ của đất nước sang sức sản xuất thực tế, nâng cao tỷ lệ đóng góp của khoa học kỹ thuật đối với nền kinh tế, nâng cao tố chất văn hóa khoa học kỹ thuật của toàn dân tộc, đưa việc xây dựng kinh tế vào quỹ đạo nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nâng cao tố chất của người lao động, đẩy nhanh tốc độ thực hiện sự phồn vinh và hưng thịnh của đất nước.
Chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục, nền tảng là ở giáo dục, điều then chốt là ở khoa học kỹ thuật. Thực thi chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục, vừa phải phát huy đầy đủ vai trò của khoa học kỹ thuật và giáo dục trong việc chấn hưng đất nước, lại phải nỗ lực vun đắp nền tảng chấn hưng đất nước là khoa học kỹ thuật và giáo dục. Thực thi chiến lược phát triển đất nước bằng khoa học và giáo dục, cần phải đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật và giáo dục, thúc đẩy sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật, giáo dục và kinh tế. Công tác khoa học kỹ thuật cần phải tự giác hướng về chiến trường chính xây dựng kinh tế, coi việc giải quyết những vấn đề mấu chốt và cấp bách trong sự phát triển của kinh tế quốc dân là nhiệm vụ chính; công tác giáo dục phải hướng tới hiện đại hóa, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai, ưu hóa cơ cấu giáo dục, cải cách thể chế giáo dục, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục kết hợp chặt chẽ với kinh tế.
科教兴国战略
早在1977年“文化大革命”刚结束时,邓小平同志就提出:“我们国家要赶上世界先进水平,从何着手呢?我想,要从科学和教育着手。”1985年,在全国科技工作会议和全国教育工作会议上,邓小平同志要求各级党委和政府重视教育和科技工作。1995年5月,中共中央、国务院召开全国科学技术大会,决定在全国实施科教兴国战略。20多年以来,“九五”计划、2010年远景目标等一系列重大决策部署不断赋予其新内涵。党的十九大报告更是将科教兴国战略确定为决胜全面建成小康社会需要坚定实施的七大战略之一,“科教兴国”被赋予新的时代内涵。科教兴国战略就是在“科学技术是第一生产力思想”的指导下,坚持教育为本,把科技和教育摆在经济、社会发展的重要位置,增强国家的科技实力和科学技术向现实生产力转化的能力,提高科技对经济的贡献率,提高全民族的科技文化素质,把经济建设转移到依靠科技进步和提高劳动者素质的轨道上来,加速实现国家的繁荣昌盛。
科教兴国战略,基础在教育,关键在科技。实施科教兴国战略,既要充分发挥科技和教育在兴国中的作用,又要努力培植科技和教育这个兴国的基础。实施科教兴国战略,必须深化科技和教育体制改革,促进科技、教育同经济的结合。科技工作必须自觉面向经济建设主战场,将攻克国民经济发展中迫切需要解决的关键问题作为主要任务;教育工作要面向现代化、面向世界、面向未来,优化教育结构,改革教育体制,合理配置资源,提高教育质量和办学效益,使教育与经济紧密结合起来。